Giải bài toán cân bằng cho cán cân bất động sản Đà Nẵng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Đà Nẵng đã khẳng định được vị thế vững chắc với danh xưng “Thành phố đáng đến”. Tuy nhiên, để trở thành “thành phố đáng sống”, Đà Nẵng còn nhiều việc phải làm, trong đó có khai mở hết các dư địa để thị trường địa ốc phát triển tương xứng với tiềm năng, thu hút người tài, người giàu đến an cư.

Cán cân không cân bằng

Trước khi Covid-19 bùng phát, Đà Nẵng là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. GRDP tăng trưởng dương liên tiếp từ 2016 - 2018. Đặc biệt năm 2018, GRDP bình quân đầu người của thành phố này gấp 1,4 lần cả nước.

Đà Nẵng đang thiếu hụt những khu đô thị với đầy đủ tiện ích để thu hút cư dân

Đà Nẵng đang thiếu hụt những khu đô thị với đầy đủ tiện ích để thu hút cư dân

Năm 2020, khi đại dịch bùng phát, du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn bị đóng băng, thành phố sông Hàn ghi nhận mức tăng trưởng âm, GRDP giảm đến 9,77% so với 2019. Đến năm 2021, dấu hiệu khởi sắc khá khiêm tốn khi GRDP chỉ tăng 0,18% so với cùng kỳ. Đây cũng là năm Đà Nẵng “rớt hạng” thành địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Có thể thấy, khi ngành chủ lực chiếm tới 15% GDP địa phương rơi vào lao đao, giảm đến 56,4% doanh thu (năm 2020), thì “sức khỏe” của kinh tế Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tương tự bức tranh toàn cảnh, thị trường BĐS Đà Nẵng vốn chú trọng phát triển phân khúc BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng do được hưởng lợi từ tăng trưởng nóng của ngành du lịch trong một thời gian dài cũng chững lại và thậm chí là “rơi tự do” vì Covid-19.

Thực tế, nhiều năm qua, thị trường Đà Nẵng đã tồn tại không ít nghịch lý trong phát triển đô thị, gây ra sự mất cân bằng, thiếu hụt những khu đô thị với đầy đủ tiện ích để thu hút cư dân. Là thành phố có những công viên giải trí đẳng cấp, nhưng Đà Nẵng lại thiếu những công trình phục vụ dân sinh. Là thành phố của những dòng sông, nhưng vắng bóng những khu đô thị ven sông quy mô. Là nơi có BĐS nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế, nhưng lại chưa có những chốn an cư lâu dài với tiện ích đồng bộ. Trong khi, nhu cầu tìm chốn an cư vẫn luôn bức thiết tại những đô thị phát triển như Đà Nẵng.

Bài toán về một chốn an cư chất lượng ven sông tại Đà Nẵng sắp có lời giải. Ảnh phối cảnh minh họa

Bài toán về một chốn an cư chất lượng ven sông tại Đà Nẵng sắp có lời giải. Ảnh phối cảnh minh họa

Để từng bước trở thành một thành phố đáng đến và đáng sống tầm cỡ theo tiêu chuẩn quốc tế, "Đà Nẵng cần giải được bài toán để thu hút những người giỏi nhất, nhân sự các công ty, tập đoàn lớn đến sinh sống, làm việc và cống hiến" như chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Để làm được điều đó, Đà Nẵng cần có chỗ an cư xứng tầm cho lớp cư dân này.

Nghịch lý sắp được hóa giải

Không ít đô thị lớn trên thế giới như Thượng Hải, Seoul hay Melbourne… đang phát triển theo một mẫu số chung: những trung tâm mới liên tục được mọc lên ngay trong lòng thành phố cũ, kéo vầng sáng phát triển tới những vùng đất mới. Bởi dưới áp lực dân số gia tăng, thiếu hụt nguồn cung nhà ở tại nội đô, việc mở rộng đô thị đến các vùng ven để đáp ứng nhu cầu đón luồng cư dân mới đến sinh sống là cần thiết.

Là thương hiệu gắn bó với Đà Nẵng hơn một thập kỷ, bằng sự am hiểu, tình yêu, Sun Group đã đưa chân kiềng thứ ba – nhà phát triển bất động sản cao cấp Sun Property đến kiến tạo một quần thể dự án “Thành phố hội nhập - Cộng đồng văn minh” tại khu vực Đông Nam Đà Thành.

Quần thể dự án “Thành phố hội nhập” do Sun Property phát triển tại Đông Nam Đà Nẵng. Ảnh phối cảnh minh họa

Quần thể dự án “Thành phố hội nhập” do Sun Property phát triển tại Đông Nam Đà Nẵng. Ảnh phối cảnh minh họa

Quần thể bao gồm 3 mảnh ghép: khu đô thị đảo sang trọng Sunneva Island - Đảo Ánh Dương 26ha, khu đô thị văn minh đáng sống Sun Riverpolis 482,8ha và khu thương mại dịch vụ Hoàng Trà - tâm điểm thương mại, giải trí ven sông.

Dự án không chỉ đi đúng xu thế “thành phố mới ra đời trong lòng thành phố cũ” của những đô thị phát triển trên thế giới mà còn được đánh giá là nhân tố đầy tiềm năng góp phần lấp đầy khoảng trống của BĐS nhà ở tại Đà Nẵng, từ đó hóa giải nghịch lý trong phát triển BĐS tại địa phương này.

Chia sẻ về định hướng phát triển quần thể “Thành phố hội nhập”, bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh, Tổng Giám đốc Sun Property cho biết: “Mang theo sứ mệnh góp phần đưa Đà Nẵng xứng danh vị thế thành phố đáng sống tầm cỡ quốc tế, chúng tôi sẽ kiến tạo những KĐT ven sông hướng tới giới thượng lưu, làm đẹp ngã 3 sông “huyền thoại” của Đà Nẵng: sông Hàn, sông Cổ Cò và sông Đô Tỏa. Định hướng của chúng tôi là nhìn đến những thiếu hụt của Đà Nẵng, nhìn đến nhu cầu của khách hàng để phát triển, phục vụ tối đa nhu cầu tận hưởng cuộc sống và làm việc tại Đà Nẵng”.

Khu vực có đầy đủ tiện ích đáp ứng nhu cầu của cư dân. Ảnh phối cảnh minh họa

Khu vực có đầy đủ tiện ích đáp ứng nhu cầu của cư dân. Ảnh phối cảnh minh họa

Hướng đến mục tiêu thu hút cư dân tinh hoa đến sinh sống, học tập và làm việc lâu dài, “Thành phố hội nhập” Đông Nam Đà Nẵng sẽ được trang bị những không gian tiện ích xanh – văn minh – đẳng cấp để không chỉ hấp dẫn giới đầu tư mà còn là tâm điểm an cư của giới thượng lưu, chuyên gia nước ngoài, giới trí thức...

Đó sẽ là một công viên Hyde Park “khổng lồ” trên diện tích 50ha tại Sun Riverpolis, là 16ha cảnh quan với hệ thống công viên ven sông cùng nhiều tiện ích đẳng cấp quốc tế ở Sunneva Island hay các điểm nhấn giải trí về đêm ở khu thương mại dịch vụ Hoàng Trà… Tất cả góp phần chăm sóc toàn diện đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời nâng tầm trải nghiệm sống của cư dân.

Biến số Covid-19 đã làm chậm lại một nhịp trên hành trình hội nhập toàn cầu của Đà Nẵng nhưng lại giúp thành phố nhận ra những nghịch lý trong quá trình phát triển. Những quần thể dự án đặc sắc như “Thành phố hội nhập” tại khu vực Đông Nam sẽ giúp Đà Nẵng cân bằng 2 “phương trình” quan trọng, đó là cân bằng cán cân BĐS và phát triển bền vững để tương xứng với tiềm năng.