- Giá vàng chờ đợi những động thái mới của tân Tổng thống Mỹ
- Vì sao giới phân tích, nhà đầu tư lạc quan về giá vàng tuần tới?
- Giá vàng chạm đỉnh 2 tuần, giới đầu tư đua nhau chốt lời
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai tại thị trường Mỹ (đêm qua theo giờ Việt
Trong khi đó, chốt phiên, hợp đồng vàng tương lai lại giảm 0,1% xuống 1.855,2 USD/ounce.
Trong nước, giá vàng đang có phiên tăng thứ hai liên tiếp. Cụ thể, sau phiên tăng hôm qua với mức tăng 100 – 150 nghìn đồng/lượng thì sáng nay, kim loại quý tiếp tục đi lên. Giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tính đến 10h sáng nay đã tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra, đưa giá mua vào – bán ra lên mức 56,20 – 56,70 triệu đồng/lượng (TP.HCM), 56,20 – 56,72 triệu đồng/lượng (Hà Nội).
Giá vàng trong nước tăng nhẹ 2 phiên trở lại đây |
Tại các doanh nghiệp khác, giá mua vào vàng SJC dao động trong khoảng 56,10 – 56,20 triệu đồng/lượng; giá bán ra trong khoảng 56,55 – 56,65 triệu đồng/lượng.
Có thể thấy, giá vàng đang trong trạng thái “mắc kẹt” trong một phạm vi hẹp. Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – có xu hướng tăng khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Trong khi đó, giới đầu tư cũng dấy lên lo ngại về việc gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ sẽ không dễ dàng được thông qua khi Đảng Cộng hòa tỏ vẻ “chùn chân” trước quy mô gói đề xuất được cho là quá lớn.
Dù vậy, giá vàng vẫn đang chờ đợi những dữ kiện kinh tế mới. Tuần này sẽ là một tuần bận rộn đối với dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ, được đánh dấu bằng cuộc họp 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu vào sáng thứ Ba và kết thúc vào chiều thứ Tư với một tuyên bố và cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Powell.
Dù chịu nhiều áp lực nhưng thời điểm cuối năm, vàng cũng đang được hưởng lợi từ sức cầu vàng vật chất thời điểm cận Tết Nguyên đán tại Trung Quốc và