Gần 85% phụ nữ Việt Nam tự quyết định về quan hệ tình dục

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Báo cáo mới nhất về “Tình trạng dân số thế giới” cho biết, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và tình dục trong 20 năm qua.
Dự án mới về dân cư được thực hiện trong 5 năm

Dự án mới về dân cư được thực hiện trong 5 năm

Ngày 5-5, Tổng cục Thống kê (TCTK) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức lễ khởi động dự án mới, nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng và sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển có chất lượng, phục vụ xây dựng và giám sát các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo UNFPA, dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh và tình dục trong 20 năm qua, song sự chênh lệch và bất bình đẳng liên quan đến vấn đề này vẫn còn tồn tại trong các cộng đồng dân cư khác nhau, bao gồm đồng bào dân tộc ít người, lao động nhập cư, thanh thiếu niên và những người sống ở vùng sâu, vùng xa.

Cụ thể, mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ ở cấp quốc gia tại Việt Nam đã giảm xuống còn 46 ca tử vong mẹ/ 100.000 trẻ đẻ sống, nhưng ở các khu vực trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ lệ này vẫn còn cao hơn con số đó tới 2-3 lần.

Đồng thời, tỷ lệ tử vong mẹ ở các bà mẹ dân tộc H'Mông cao hơn 7 lần so với các bà mẹ dân tộc Kinh. Ở những khu vực này, rất nhiều bà mẹ tử vong do việc mang thai và sinh con tại nhà. Thậm chí nhiều bà mẹ sinh con mà không có sự trợ giúp của người đỡ đẻ có kỹ năng.

Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững do TCTK phối hợp với UNFPA và UNICEF thực hiện vào năm 2021 cho thấy, chỉ có 72,2% phụ nữ đã kết hôn hài lòng với các biện pháp tránh thai hiện đại và tỷ lệ này thậm chí còn giảm xuống còn 50,3% ở những phụ nữ chưa kết hôn.

Đáng chú ý, vấn đề này dường như còn đang diễn ra cấp bách ở những người chưa có gia đình, những đối tượng có nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình ước tính cao hơn 4 lần so với phụ nữ đã lập gia đình.

Liên quan đến khả năng ra quyết định về sinh sản và quan hệ tình dục của phụ nữ, điều tra các mục tiêu phát triển bền vững năm 2021 đã chỉ ra rằng, trung bình có 84,8% phụ nữ Việt Nam tự quyết định về quan hệ tình dục và 70,4% tự quyết định về việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Tuy nhiên, chỉ có 42,6% người dân tộc H'Mông và 61,4% phụ nữ không được đi học có thể tự ra quyết định về quan hệ tình dục. Đối với các quyết định về việc sử dụng các biện pháp tránh thai, chỉ có 25,5% trẻ vị thành niên và 54,2% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 20-24 có thể tự ra quyết định.

9,1 triệu USD khởi động dự án mới về dữ liệu dân số

Dự án mới về dữ liệu dân số nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và giám sát các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và công bố báo cáo tình hình dân số thế giới năm 2022. Dự án mang mã số VNM10P04 có tổng kinh phí 1,9 triệu USD, được thực hiện trong 5 năm từ năm 2022 đến năm 2026.

Dự án mới sẽ tập trung nâng cao năng lực thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu về dân số và sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSS&TD)nhằm đạt được đầy đủ các tiềm năng “lợi tức nhân khẩu học”…