Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ

ANTD.VN - Chính quyền Berlin thừa nhận cái giá phải trả cho mỗi mét khối khí đốt Nga là rất cao nếu xét theo góc độ an ninh, nhưng Đức không thể ban lệnh trừng phạt dầu mỏ và khí đốt Nga.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock mới đây đã lên tiếng thừa nhận nước này không thể từ bỏ khí đốt của Nga trong một sớm một chiều, bất kể cuộc xung đột Nga-Ukraine đang tiếp tục diễn ra, vì chính quyền Berlin không muốn lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Bà phát biểu hôm 7/9 tại một hội nghị của những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Đức ở nước ngoài rằng, cả chính phủ và Bộ Ngoại giao Đức thường bị yêu cầu đưa ra những động thái cương quyết hơn với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Không thiếu nhưng câu hỏi đại loại như: “Tại sao không áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với khí đốt hoặc dầu mỏ (Nga)”. Nhưng cả Thủ tướng lẫn Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao Đức không muốn lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Bà Baerbock nói rằng, các quan chức chính phủ không thể hứa hẹn những điều mà họ không thể thực hiện ngay lập tức, do chưa thể tìm được nguồn cung năng lượng thay thế, nên Đức không thể loại bỏ nhiên liệu hóa thạch từ Nga trong một sớm một chiều, dù Berlin luôn phản đối Moscow vì cuộc xung đột.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Berlin đang bị chỉ trích vì điều này, kể cả ở châu Âu. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức thừa nhận, trong tương lai đất nước sẽ không bao giờ có được “khí đốt giá rẻ” từ Nga và chính quyền Berlin có thể bị trả giá bằng việc an ninh quốc gia của đất nước bị suy yếu.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Giá thị trường có thể thuận lợi với Berlin ở một số thời điểm, nhưng điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Moscow, thực tế là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia Đức.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức đã trả cho mỗi mét khối khí đốt của Nga gấp đôi và thậm chí là gấp ba giá khí đốt thông thường và đó chính là cái giá phải trả cho an ninh quốc gia của đất nước.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Mặc dù thừa nhận những lập luận trên là đúng nhưng vị quan chức Đức thừa nhận, chính phủ không thể hành động một cách nóng vội và duy ý chỉ để đẩy đất nước lâm vào tình trạng khó khă. Berlin quyết định sẽ làm điều đó từ từ, các cơ sở lưu trữ khí đốt vẫn tiếp tục lấp đầy, đạt mức hơn 80%.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Được biết, giá dự trữ khí đốt ở châu Âu đã tăng kể từ mùa xuân năm ngoái và tiếp tục cập nhật mức cao nhất trong lịch sử. Kỷ lục về giá 3892 USD/1 nghìn mét khối đạt được vào ngày 7/3 năm nay.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Báo giá gas trước đó một ngày cũng lần đầu tiên kể từ đầu mùa xuân vượt qua ngưỡng 3500 USD, nhưng sau đó lại giảm xuống 2200 USD. Tuy nhiên, con số này cũng đã cao hơn nhiều lần so với giá năm ngoái, mà khi đó cũng đã được coi là mức cao kỷ lục.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Tuyến đường ống "Dòng chảy phương Bắc" (Nord Stream) bắt đầu hoạt động với những hạn chế từ giữa tháng 6 và giảm xuống chỉ còn 20% trong tổng số gần 170 triệu mét khối công suất mỗi ngày, kể từ cuối tháng 7, bởi chỉ còn một tuabin làm việc do lệnh trừng phạt khiến việc bảo dưỡng và sửa chữa các tổ máy nén khí của Siemens gặp vấn đề.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Hôm 3/9, Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo "Nord Stream" không thể hoạt động trở lại do rò rỉ dầu tại tổ máy Trent 60 duy nhất đang chạy, bất kể trước đó Gazprom thông báo tuabin duy nhất còn hoạt động chỉ bị dừng ba ngày để bảo trì theo lịch trình.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga là ông Alexei Grivach cho biết, thời gian ngừng hoạt động của "Dòng chảy phương Bắc" khiến châu Âu mất tới 33 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày, tương đương khoảng một tỷ mét khối mỗi tháng.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Theo ông Grivach, những thiệt hại như vậy cộng thêm với việc giảm nguồn cung trước đó từ Nga qua "Nord Stream" và các tuyến đường khác, khiến châu Âu thâm hụt ít nhất 8-9 tỷ mét khối khí đốt mỗi tháng, càng làm cho cuộc khủng hoảng năng lượng của EU thêm tồi tệ.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Chuyên gia Grivach dự báo việc giảm nguồn cung cấp khí đốt sẽ củng cố xu hướng tăng giá vốn đã rất cao. Mức giá hiện nay đã là “hoàn toàn điên rồ” và phá hủy nền kinh tế, năng lượng và lĩnh vực xã hội. Nếu tiếp tục thâm hụt nguồn cung, nền kinh tế châu Âu và thế giới sẽ lâm vào khủng hoảng.
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ
Đức biết rõ ‘loại vũ khí kinh tế’ của Nga nhưng không thể chống đỡ