Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Tạp chí Công thương vừa tổ chức thành công tọa đàm với chủ đề “ Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới tới ” .

Tham dự tọa đàm có bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc.

Chia sẻ về những giải pháp, hoạt động mà Bộ Công thương đã triển khai để hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian qua, bà Lê Việt Nga nêu rõ, trong vòng 10 năm từ 2010 - 2020 đã làm được rất nhiều hoạt động để lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể kể đến đó là 4 Chương trình lớn do Thủ tướng Chính phủ ký mang tầm quốc gia.

Một là, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động về hội chợ, về các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước hay những cái đào tạo, tập huấn; những Chương trình truyền thông liên quan đến xúc tiến thương mại cho hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trường trong nước cũng như là xuất khẩu chương trình.

Hai là, Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và một trong những điểm rất mạnh của hàng hóa đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba là, Chương trình mang tầm quốc gia mà Bộ Công Thương triển khai, đó là Chương trình khuyến công quốc gia.

Bốn là, Chương trình mà phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2015 và tiếp tục hoạt động cho đến năm nay là giai đoạn thứ hai tiếp đến năm 2025 cũng đã phát huy nhiều hiệu quả.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh, vai trò của các hệ thống phân phối hiện đại là rất tốt, vì họ coi rằng việc tiêu thụ những hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và miền núi là một sự đóng góp cho cộng đồng, vì cộng đồng trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ, đó là đạo đức nghề nghiệp của họ.

Trong thời gian tới đây với những mục tiêu hết sức cụ thể, rõ ràng, trong đó ngành Công Thương rất quan tâm đến mục tiêu đó là hằng năm sẽ giảm nghèo được 3% cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi và đồng thời đạt được mục tiêu là tăng gấp đôi thu nhập của người dân tại khu vực này so với năm 2020, và giữa năm 2025 so với 2020 là phải tăng gấp gấp đôi.

“Chúng tôi nghĩ rằng thời gian tới sẽ phải triển khai rất nhiều bằng những cái giải pháp mà Bộ Công Thương vừa ban hành kịp thời trong năm 2022. Đó là hướng dẫn cho các địa phương ngay lập tức phải vào cuộc để triển khai được Chương trình này, khi mà dịch bệnh covid thì đã tạm yên, tạm lắng và Việt Nam đã tạm thời kiểm soát được rất tốt dịch bệnh này và khôi phục lại nền kinh tế bằng những hoạt động mà chúng tôi sẽ triển khai đồng loạt trong việc kích cầu kinh tế trong nước, tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa trong nước và sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số”, bà Lê Việt Nga chia sẻ.

Ở góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã đưa ra những đánh giá về tác động của những chính sách này trong thực tiễn đời sống.

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, đằng sau câu chuyện này là sự chuyển đổi về nhận thức và tư tưởng phát triển. Chúng ta nói rất nhiều về câu chuyện không chỉ phát triển bền vững, tức là không chỉ là tăng trưởng, là thu nhập cao hơn, cái vô cùng quan trọng như là bền vững, là xanh, là bao trùm.

Muốn lên tầm cao mới thì các sản phẩm ở đây, trong nước, ngoài nước phải đáp ứng được với cái xu hướng sống, xu hướng tiêu dùng. Xu hướng đó là gì? Là xanh, là an toàn, sạch sẽ, nhưng mà thế vẫn là chưa đủ. Xu hướng ấy là còn phải là nhân văn; gắn với tư tưởng phát triển, nhân văn là để hỗ trợ cho những cái vùng miền còn khó khăn, nhân văn trong tiêu dùng, trong lối sống, đấy chính là gắn với các tích truyện gắn với các cái truyền thống quý báu của đồng bào.

Cần tận dụng không chỉ là các chương trình mà còn là kỹ năng, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, cách thức quảng bá, cách thức tận dụng những người khổng lồ như là những cái hệ thống phân phối lớn trong nước, kể cả hệ thống lớn bên ngoài...

Ở góc độ khác, bà Phạm Thị Việt Hà, Phó giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc, chia sẻ thêm về câu chuyện của doanh nghiệp phát triển trà của Tà Sùa trở thành thương hiệu trà San Nam như hiện nay và trà của Sa Nam đã giúp cho con người đồng bào dân tộc Mông tại Tà Xùa thay đổi cuộc sống. Đó là câu chuyện mà rất nhiều làng nghề của Việt Nam cũng gặp phải, khi shanam bắt đầu một cái câu chuyện thương hiệu thì mình đã phải định hình ra một cái tên riêng, tức là cái tên riêng đấy sẽ giúp cho người tiêu dùng định hình được là tên này nó sẽ bảo lãnh cho cái vùng, cái vùng đó sẽ đưa ra được sản phẩm trà chuẩn, tốt nhất ở đó.

Câu chuyện phát triển bền vững, mình làm thế nào mà khi mà doanh nghiệp phát triển thì bà con ở đấy đang gắn bó với mình như vậy họ cũng đời sống cũng tốt hơn.

Nhìn về góc độ làm thương hiệu thì là cả một câu chuyện dài. Mặc dù Nhà nước đã có rất nhiều các Chương trình nhưng không phải Chương trình nào công ty cũng có thể tiếp cận hết đến được. Có thể các Chương trình lớn hay những Chương trình phổ rộng, về phía góc độ doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận, nhưng ở đâu đó thì không chắc là còn có trở ngại nào đấy với một doanh nghiệp ở trên vùng núi sâu xa như vậy vẫn chưa thể tiếp cận hết được.

Bây giờ công ty cũng đã phát triển ở vùng trà đó và cũng rất nhiều các sản phẩm được đưa về dưới Hà Nội và phát triển ra thị trường trong nước và được người tiêu dùng đón nhận. Với những nỗ lực như vậy hy vọng là trong thời gian tới, cộng với sự góp sức của chính quyền và các cơ quan thì cũng có thể là lan tỏa rộng hơn những thương hiệu ở nơi vùng núi như trà shanam...