Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc

ANTD.VN - Chương trình chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, khiến cho kế hoạch chinh phục Bắc Cực của Washington bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Những trở ngại trong việc thực hiện dự án không chỉ khiến Washington thiếu tàu hoạt động tại Bắc Cực mà cả chương trình chế tạo còn đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ, hiện tại theo tờ The Drive, ngày nhận siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ bị hoãn lại một năm nữa.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Tàu phá băng USCGC Polar Star (WAGB-10) duy nhất từng được cung cấp cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) sẽ sớm ngừng hoạt động ngay cả sau cuộc đại tu lớn, do hoạt động quá tích cực nên nó đã cạn kiệt nguồn lực hiện có và cần được thay thế từ lâu.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Tuy nhiên chương trình Polar Security Cutter với mục tiêu đóng mới 3 tàu phá băng hạng nặng cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ lại bất ngờ "dậm chân tại chỗ" cho dù đã được tập trung đầu tư khá nhiều.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Theo thông báo, USCG sẽ nhận tàu phá băng dẫn đầu thuộc lớp Polar Security Cutter không phải vào năm 2024 mà bị đẩy lùi sang năm 2025, nhưng tương lai này cũng chưa chắc chắn.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Đồng thời trang The Drive nhấn mạnh rằng đây đã là lần điều chỉnh tiến độ thứ hai, ban đầu việc bàn giao tàu phá băng hạng nặng nói trên từng được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2023.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Như đã nói, việc chế tạo tàu phá băng dẫn đầu vẫn chưa khởi động, nó đang "ở giai đoạn thiết kế". Nhưng không ai có thể giải thích lý do của sự chậm trễ như vậy, nhiều giả thiết đã được đặt ra, trong đó có cả thay đổi đối với bản dự thảo ban đầu.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Năm 2019, công ty đóng tàu VT Halter Marine của Mỹ ở Pascagoula, bang Mississippi đã được trao hợp đồng giá trị lớn để đóng một tàu phá băng hạng nặng chạy bằng điện-diesel cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Tàu phá băng nói trên dự kiến được khởi đóng vào năm 2021 trong khuôn khổ chương trình Polar Security Cutter (PSC - trước đây là Heavy Polar Ice Breaker), do Hải quân và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ phối hợp thực hiện.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Hiện tại nhà sản xuất hy vọng có thể bàn giao tàu cho khách hàng vào tháng 6/2024. Bên cạnh đó, 2 tàu phá băng bổ sung cùng loại đã được lên kế hoạch đưa vào hoạt động trong các năm 2026 và 2027.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Trong khuôn khổ dự án, USCG kỳ vọng sẽ được biên chế siêu tàu phá băng có lượng giãn nước 23.300 tấn, trang bị động cơ diesel-điện, công suất 45.200 mã lực (33 MW), độ dày của lớp băng mà nó có thể vượt qua là 1,8 m (ở chế độ bình thường).
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Vì con tàu ban đầu được thiết kế cho Lực lượng Tuần duyên, nó chỉ trang bị 1 khẩu pháo tự động cỡ nòng 25 mm. Tuy vậy với thiết kế mở, có thể nhanh chóng bổ sung tên lửa chống hạm hay hải pháo cỡ nòng lớn hơn rất nhanh chóng.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Mặc dù kích thước lớn hơn, nhưng tàu phá băng quân sự của Mỹ bị cho là quá yếu khi đặt cạnh chiếc Ivan Papanin của Nga. Tàu phá băng chủ lực của Hạm đội Bắc Cực Nga có chiều dài 114 m, chiều rộng 18 m, mớn nước 6 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.800 tấn và lên tới 8.500 tấn khi đầy tải.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Hệ thống động lực của tàu gồm có 2 động cơ diesel-điện với công suất 6.300 mã lực mỗi chiếc, đi kèm 4 động cơ Kolomna 28-9DG (4 x 3.500 kW), nó có thể đạt tốc độ tối đa 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động 6.000 hải lý.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Vũ khí của Ivan Papanin gồm 1 pháo hạm AK-176MA cỡ 76,2 mm và 8 tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Kalibr, sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi cho phép tiếp nhận trực thăng Ka-32, sức mạnh rõ ràng vượt xa tàu phá băng Mỹ kể cả trong cấu hình vũ khí tăng cường.
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc
Dự án chế tạo siêu tàu phá băng quân sự của Mỹ để cạnh tranh với Nga lâm vào bế tắc