Làm thế nào để ngăn ngừa đuối nước ở bể bơi và những khu vui chơi dưới nước

ANTD.VN - Mùa hè đã đến, đây là dịp cha mẹ đưa trẻ đi bơi ở bể bơi hoặc khu vui chơi dưới nước. Đừng chủ quan nghĩ bể bơi và khu vui chơi an toàn vì được bảo vệ. Các trẻ vẫn có nguy cơ đuối nước cao nếu không có sự chú ý của cha mẹ. Dưới đây là những điều cha mẹ nên lưu ý khi đưa trẻ đi bơi ở bể bơi hoặc khu vui chơi dưới nước. 

Làm thế nào để ngăn ngừa đuối nước khi bơi ở bể bơi và khu vui chơi dưới nước?

Thứ nhất, không nên cho trẻ con chơi cùng những đồ chơi như quả bóng, con vịt tại các bể bơi. Bởi trẻ con rất thích những vật lạ, nên khi ngồi trên phao, sẽ với tay để lấy được những món đồ chơi đó, rất dễ dẫn đến lật phao, chân tay các em sẽ đạp vào nước.  

Khi đó người lớn có khi lại tưởng các em đang đùa, nên thờ ơ với những hành động đó. Điều này vô cùng nguy hiểm. Nhân viên cứu hộ phải là người thực sự tỉnh táo, quan sát và cảnh báo được những điều đó mới có thể hạn chế được tai nạn đuối nước. 

Khi đưa các bé đi bơi không được cho các bé ăn quá no dễ gây nôn ói khi xuống hồ, và trong trường hợp này nạn nhân dễ bị chết vì ngạt nước

Thứ hai, khi đưa các bé đi bơi không được cho các bé ăn quá no dễ gây nôn ói khi xuống hồ, và trong trường hợp này nạn nhân dễ bị chết vì ngạt nước. Máu được lưu thông đến dạ dày nhằm phục vụ hệ tiêu hóa nghiền nát thức ăn, dẫn đến lượng máu lên não và các cơ quan khác không đủ nên có thể gây choáng váng, tạm mất ý thức hoặc các chứng chuột ruốt, vọp bẻ (chuột rút) khi bơi.

Cuối cùng, các bậc phụ huynh phải lựa chọn những bể bơi đạt tiêu chuẩn, có nhân viên cứu hộ, và đồng thời phải quan sát các bé 24/24 khi các bé xuống hồ bơi. Bởi chỉ sảy chân 1 phút cũng có thể gặp sự cố đáng tiếc. 

Cách xử lý khi bị đuối nước

Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ.

Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ

Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực.

Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

 Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút

Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 - 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 - 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.