[ẢNH] Những điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn dứa giải nhiệt ngày hè

ANTD.VN - Dứa chín là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Không chỉ thơm ngon, loại trái cây này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tránh một số điều như: Không ăn dứa khi đói, hạn chế ăn khi bị đau dạ dày, không dùng ngay sau khi ăn hải sản... để tránh những ảnh hưởng không đáng có tới sức khỏe của bạn.
[ẢNH] Những điều
Dứa được coi là một "siêu" thực phẩm khi sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào. Một chén dứa thái lát có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magie, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt...
[ẢNH] Những điều
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, dứa đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp cho làn da trở nên căng mịn, tràn đầy sức sống, tránh khỏi tình trạng nhăn nheo hay chảy xệ...
[ẢNH] Những điều
Ngoài việc giúp phục hồi làn da, dứa còn được coi là một loại thực phẩm giúp giảm cân một cách hiệu quả
[ẢNH] Những điều
Dứa ít calo, natri, cholesterol, chất béo bão hòa, trong khi lại rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Các enzyme chứa trong quả dứa có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ giảm lượng chất béo trong cơ thể, từ đó đem đến cho chúng ta một vóc dáng thon gọn, săn chắc
[ẢNH] Những điều
Việc thêm dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày còn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt của bạn
[ẢNH] Những điều
Beta carotene và vitamin A trong dứa có thể làm chậm sự thoái hóa của điểm vàng. Hấp thu một lượng beta carotene thích hợp trong thức ăn hàng ngày có thể giúp bạn bảo vệ mắt, giúp cho mắt sáng khỏe, thị lực tốt
[ẢNH] Những điều
Những ngày hè nóng bức, dứa là loại trái cây được nhiều người sử dụng để giải khát, đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn dứa, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình
[ẢNH] Những điều
Không ăn dứa xanh: Việc ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
[ẢNH] Những điều
Nguyên nhân là do, khi chưa chín, trong dứa tồn tại rất nhiều chất độc hại, có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột
[ẢNH] Những điều
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi đói bụng là một trong những sai lầm phổ biến gây tổn hại sức khỏe mà chúng ta hay mắc phải
[ẢNH] Những điều
Nguyên nhân là do, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu
[ẢNH] Những điều
Theo các chuyên gia y tế, sau khi thưởng thức hải sản, chúng ta không nên ăn dứa
[ẢNH] Những điều
Ăn dứa ngay sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin có trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác
[ẢNH] Những điều
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa
[ẢNH] Những điều
Nguyên nhân là bởi, trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dế gây nôn nao, khó chịu, thậm chí khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
[ẢNH] Những điều
Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng theo chuyên gia y tế, các bà bầu, đặc biệt là những người mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn
[ẢNH] Những điều
Trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nếu ăn quá nhiều dứa sẽ dễ gây sảy thai. Do đó, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ và thưởng thức một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo
[ẢNH] Những điều
Bạn tuyệt đối không được ăn dứa khi chúng có dấu hiệu dập nát hay hư hỏng
[ẢNH] Những điều
Là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm Candida tropicalis - một loại nấm độc. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả dứa và gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy và nổi mề đay...
[ẢNH] Những điều
Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa
[ẢNH] Những điều
Các nghiên cứu đã chỉ ra, dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Do đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi ăn dứa để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra
[ẢNH] Những điều
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, các bà nội trợ lưu ý, khi mua dứa, hãy chọn mua những quả dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát. Trước khi ăn, hãy gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa
[ẢNH] Những điều
Nếu ăn trực tiếp (ăn sống), bạn cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc, đồng thời ức chế enzyme phân giải protein để khi ăn không còn cảm giác rát lưỡi
[ẢNH] Những điều
Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng. Chúng ta có thể chế biến dứa thành nhiều món khác nhau như mực xào dứa, dứa xào thịt bò...
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều
[ẢNH] Những điều