[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học

ANTD.VN - Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình bằng đá có quy mô đồ sộ và hết sức công phu. Các nhà khoa học đã mất hàng thế kỷ để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ai, tại sao và cách chúng được dựng nên. Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra, thậm chí có người cho rằng đó là công trình của những thế lực siêu nhiên đến từ ngoài Trái Đất.
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Petra là một quần thể các di tích khảo cổ kỳ bí ở Jordan. Tại đây, có ngôi đền thờ mang tên Al-Khazneh (trong tiếng Ả rập có nghĩa là kho báu) vốn được xây dựng bằng cách chạm khắc ngay trên vách đá dựng đứng của núi Hor, nằm ở độ cao 900 mét so với mực nước biển
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Với 30 m chiều ngang, 40 m chiều cao, ngôi đền này là tập hợp của các kiến trúc Hy-Lạp. Al-Khazneh gồm sáu cây cột tuyệt đẹp nâng đỡ ngôi đền. Phía trên cùng là đôi quái vật sư tử đầu chim với chiếc bình có đầu cuộn tròn nằm ở giữa
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Theo truyền thuyết, đây là nơi chôn cất của cải của các vị Pharaoh giàu có của Ai Cập. Nơi chôn giấu của cải là chiếc bình khổng lồ cũng bằng đá nằm trên đỉnh của ngôi đền. Rất nhiều tên cướp đã đến đây để truy tìm kho báu và làm vỡ chiếc bình
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Cách thành phố cổ Tinawaku của Bolivia vài trăm mét là khu phế tích độc nhất vô nhị Puma Punku. Có ý kiến cho rằng đây là khu vực đền thờ và đài tưởng niệm của người Inca cổ xưa kia
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Yếu tố thu hút và làm ngỡ ngàng du khách của công trình này là những phiến đá khổng lồ được điêu khắc tinh vi, vuông góc, bề mặt nhẵn mịn như những thanh gỗ lớn được bào kỹ lưỡng
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Theo các nhà khoa học, những di chỉ có từ năm 536-600 này được tạo thành từ đá granite và đá diorite có độ cứng chỉ thua kim cương. Đáng nói hơn, khu di tích này còn khiến không ít nhà khoa học đau đầu vì những tảng đá ở đây đều có hoa văn thẳng tắp và độ sâu đồng đều tuyệt đối
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Skara Brae thuộc quần đảo Orkney là một trong những ngôi làng thời tiền sử được bảo tồn tốt nhất ở Tây Âu. Những ngôi nhà cổ này là một phần của Trung tâm Di sản thế giới thời kỳ Đồ đá Orkney
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Ước tính, các cấu trúc ở đây khoảng 5.000 năm tuổi và được mệnh danh là “Pompeii của Scotland” vì giữ được trạng thái nguyên sơ, dù đã bị bỏ hoang hàng nghìn năm trước
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Công trình này đã giúp các nhà nghiên cứu có thể hiểu hơn về cuộc sống tại Scotland trong thời kỳ đồ đá, nhưng nguyên nhân khiến nơi này bị bỏ hoang thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Quần thể đá chồng Stonehenge tọa lạc ở khu đồng hoang phía tây làng Amusbawn, trên đồng bằng Salisbury miền Nam nước Anh, cách London 137 km về phía tây nam
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Chủ thể của trận đá khổng lồ này là một quần thể những cột đá lớn xếp thành một vòng tròn. Mỗi cột đá cao khoảng 4m, rộng khoảng 2m, dày khoảng 1m, nặng khoảng 25 tấn. Trong đó 2 cột đá nặng nhất khoảng 50 tấn
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Theo các nhà khoa học, những tảng đá xanh được lấy từ núi Prezeli, nằm cách Stonehenge khoảng 200 km. Việc tự di chyển những tảng đá này gần như là bất khả thi với những người nguyên thủy
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Moai là tên của những bức tượng đầu người khổng lồ, được tạc từ đá núi lửa nguyên khối trên đảo Phục Sinh, Chilê. Mỗi bức tượng Moai có thể cao đến 10 mét, nặng hàng chục tấn và ước tính có khoảng 1000 Moai đã được tìm thấy tại hòn đảo này
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Theo các nhà nghiên cứu, những tượng Moai là do người bản địa Polynesia bắt đầu chế tác từ khoảng năm 1.000-1.100 sau công nguyên, với mục đích tưởng nhớ các bậc tổ tiên đã mất
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Tuy nhiên, cách mà người Polynesia đã sử dụng để di chuyển những vật thể nặng cả trăm tấn như Moai đi quãng đường hàng cây số nhằm tập trung ở nơi làm lễ thì vẫn còn là một điều bí ẩn
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Những quả cầu khổng lồ bằng đá hoa cương được nhiều tìm thấy tại Diquis - một khu vực về phía nam Costa Rica. Theo các nhà khoa học, chúng được chế tác trong khoảng năm 300 – 1.500 sau Công Nguyên bởi tổ tiên của nền văn hóa Boruca
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Những tác phẩm điêu khắc này đều có bề mặt trơn nhẵn, cùng hình dạng khối cầu gần như hoàn hảo, có quả còn đạt đến 96% độ chuẩn xác. Được biết, chúng khác nhau về kích cỡ, quy trình sản xuất và ý nghĩa biểu tượng
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Nhiều cuộc điều tra khảo cổ về các quả cầu đã được thực hiện. Hầu hết cho rằng những viên đá là tác phẩm của người bản địa cổ đại. Bên cạnh đó, những câu chuyện truyền miệng cho rằng chúng được kết nối với người ngoài hành tinh hoặc lục địa Atlantis đã mất
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Rộng 32ha với 90 đảo nhân tạo, công trình đá Nan Madol, Micronesia được xây dựng từ 25 triệu tấn đá bazan xếp đan chéo nhau tạo thành những bức tường cao 5,49 - 7,62m, dày khoảng 5,18m
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nhiều kiến trúc kỳ lạ trên đảo Nan Madol. Những tảng đá lớn ở đây quá nặng để có thể được đưa vào vị trí mà không có các dụng cụ cơ khí
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Nhiều giả thuyết và đồn đại về công trình này đã xuất hiện, từ đây là sản phẩm của phép thuật đến di chỉ của một nền văn minh đã mất tích. Tuy nhiên, sự thật đến nay vẫn còn là một ẩn số
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Newgrange nằm ở phía đông Ireland là một ngôi mộ cổ khoảng 5.000 năm tuổi. Newgrange có đường kính 85 m và cao 13,5 m là một trong những đài tưởng niệm thời tiền sử ấn tượng nhất ở châu Âu
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Mặc dù có tuổi đời còn lớn hơn cả kinh tự tháp Ai Cập, nhưng ngôi mộ này lại được xây dựng một cách rất kỳ công với kết cấu hình tròn đạt đến độ chính xác gần như tuyệt đối
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
Bên cạnh đó, vào những ngày nắng, ánh sát mặt trời sẽ xuyên qua cửa hầm và thắp sáng toàn bộ không gian. Điều đó thể hiện cho khả năng tính toán và trình độ thiên văn học đáng kinh ngạc của những người đã xây dựng nên Newgrange
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học
[ẢNH] Những công trình cổ bằng đá thách thức giới khoa học