[ẢNH] Nguyên tắc "vàng" trong chọn trường, chọn nghề mà sĩ tử không nên bỏ qua

ANTD.VN - Mỗi năm có hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp sau đó thất nghiệp, mà nguyên nhân do chọn ngành nghề không phù hợp. Vì lẽ đó, ngay từ khi còn ở cấp THPT, cần xác định cho mình một ngành, nghề phù hợp cho tương lai.
[ẢNH] Nguyên tắc
Việc tìm hiểu kỹ càng để chọn ngành – nghề, chọn trường là cực kỳ quan trọng đối với các học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa vào đời. Sau đây là những bí quyết giúp các sĩ tử chọn được cho mình một ngành, nghề phù hợp với bản thân
[ẢNH] Nguyên tắc
Bước 1: Hiểu rõ bản thân, xác định rõ đam mê và khả năng của mình. Cần lưu ý tránh bị nhầm lẫn giữa đam mê với sở thích nhất thời. (nguồn: Giáo dục&Thời đại)
[ẢNH] Nguyên tắc
Tuy vậy, đam mê không là chưa đủ, các bạn cần rõ về khả năng của bản thân. Chính khoảng giao của đam mê và khả năng sẽ cho các bạn cái nhìn đầu tiên về ngành nghề nên lựa chọn
[ẢNH] Nguyên tắc
Để tìm ra “cái mình giỏi” là gì, hãy thử áp dụng nhiều phương pháp theo hướng dẫn của tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) (nguồn: Thanh Niên)
[ẢNH] Nguyên tắc
Như phương pháp sinh trắc học, đánh giá độ ưu thế của 10 vùng chức năng trên não dựa vào mật độ dày đặc của nơ-ron và kiểu hình thần kinh (khí chất) của từng thùy. Từ đó, nhận biết độ thuận lợi của từng nghề nghiệp tương ứng với chức năng hoạt động của từng thùy não. Qua đó giúp học sinh đánh giá được những nghề nghiệp nào phù hợp với tư chất của mình nhất, sẽ phát triển thuận lợi theo năng khiếu tự nhiên nhất
[ẢNH] Nguyên tắc
Thứ hai là phương pháp “20 đôi mắt”. Rất nhiều đặc điểm của bản thân khi bộc lộ sẽ được người xung quanh nhận thấy. Học sinh cần tiến hành phỏng vấn ít nhất 20 người thân cận, từ đó mỗi người sẽ phác thảo những nét vẽ về nhân cách của bản thân. Hãy tìm những nhận xét "lặp đi lặp lại" nhiều nhất trong lời các nhận xét. Từ đó sẽ xác định được "điểm mạnh thương hiệu" của bản thân trong mắt mọi người
[ẢNH] Nguyên tắc
Thứ ba là phương pháp “hộp diêm”. Các que diêm “tiềm năng” sẽ không bao giờ bùng cháy nếu như học sinh chưa một lần mang nó ra khỏi hộp và “cọ xát”. Ví dụ, nếu muốn biết mình có tiềm năng làm MC hay không, thì phải thử cầm lấy micro. Hãy thử năng lực của mình
[ẢNH] Nguyên tắc
Phương pháp nữa là “so sánh”, vì so sánh với người khác sẽ giúp bạn nhận ra ưu thế của chính mình. So sánh giữa các khả năng của bản thân với nhau sẽ giúp bạn nhận ra khả năng mạnh nhất
[ẢNH] Nguyên tắc
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp. Các bài trắc nghiệm được chuẩn hóa sẽ giúp mỗi cá nhân chẩn đoán xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào nhất. Nếu có một ngành nghề nào đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong kết quả của nhiều bài trắc nghiệm khác nhau, nghĩa là ngành nghề đó càng có khả năng sẽ là phù hợp với bạn nhất
[ẢNH] Nguyên tắc
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp phân tích SWOT. Nghĩa là dựa vào bộ câu hỏi gợi ý (trong box Các câu hỏi thống kê), HS có thể tự phân tích 4 nội dung: điểm mạnh (S, Strengths), điểm yếu (W, Weaknesses), các cơ hội (O, Opportunities) và các khó khăn (T, Threats). Từ đó, kết hợp giữa S và O sẽ thành ra nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn
[ẢNH] Nguyên tắc
Bước 2: Tìm hiểu kỹ các xu hướng ngành nghề, nhu cầu nhân lực trong tương lai. Nhu cầu về nhân lực cũng như xu hướng ngành nghề thay đổi rất nhiều qua hàng năm, vì vậy, các em nhất thiết phải tìm hiểu kỹ về nhu cầu nhân lực, xu thế ngành nghề trong tương lai. Ngoài việc tìm hiểu xu hướng nhân lực, ngành nghề trong tương lai các em cũng cần tìm hiểu yêu cầu người lao động có trình độ ra sao? Yêu cầu kiến thức, kỹ năng và khả năng gì?
[ẢNH] Nguyên tắc
Bước 3: Lập danh sách các trường, các ngành phù hợp với năng lực học tập và ý thích của mình. Lưu ý chọn ngành theo sở thích nhưng chọn trường theo năng lực. (nguồn: ZIng)
[ẢNH] Nguyên tắc
Những thí sinh đã xác định được ngành học yêu thích cần lưu ý chọn những trường đại học phù hợp bằng cách tham khảo mức điểm chuẩn của trường trong 2-3 năm liên tiếp gần nhất. Hiện nay, một ngành học thường có nhiều trường cùng đào tạo
[ẢNH] Nguyên tắc
Điểm chuẩn của một trường đại học thường do nhiều yếu tố ảnh hưởng, không chỉ là danh tiếng của trường mà còn là độ “hot” của ngành học, môi trường đào tạo, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường đó...
[ẢNH] Nguyên tắc
Bước 4: Nguồn lực gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của các bạn
[ẢNH] Nguyên tắc
Nguồn lực và nhất là nguồn lực tài chính của gia đình là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc các bạn chọn trường, các em có thể không kham nổi chi phí để học tập nếu chọn phải trường có học phí cao hơn khả năng đáp ứng của gia đình và bản thân
[ẢNH] Nguyên tắc
Nói chung, đừng nên chạy theo học các ngành ‘hot’ mà nên học ngành nào phù hợp với bản thân từ sở thích, khả năng, hoàn cảnh gia đình, đến nhu cầu xã hội. Vì nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng khả năng và sở thích ta nếu biết rõ thì sẽ vững vàng, và dù nhu cầu của thị trường tuyển dụng có đổi, thì vẫn có thể uyển chuyển để đáp ứng với nhu cầu mới sau này
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc
[ẢNH] Nguyên tắc