[ẢNH] "Cá chép xuống sông, nilon xuống phố" - ám ảnh Tết ông Công, ông Táo

ANTD.VN -Bất chấp nỗ lực của những công nhân vệ sinh môi trường và các bạn trẻ kêu gọi thả cá, đừng thả túi nilon, nhiều người vẫn vô tư thả cá và rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo. Dưới đây là những hình ảnh về vô vàn hành động không văn minh ở Hà Nội trong ngày ông Công ông Táo hàng năm.
[ẢNH]
Mỗi mùa ông Công ông Táo lại có hàng nghìn người dân ở Hà Nội lỉnh kỉnh xô chậu tìm tới ven sông Hồng đoạn gần cầu Chương Dương, Long Biên để thả cá chép sau khi cúng tiễn Táo quân (nguồn: Zing)
[ẢNH]
Một người đàn ông dừng ôtô trên cầu để thả cá gây ùn tắc giao thông trong ít phút
[ẢNH]
Sau khi thả cá, thả tro, nhiều người dân vứt túi nylon vương vãi đầy lan can cầu
[ẢNH]
Có con bị quăng xuống nước cùng cả túi nilon khiến không thể thoát ra ngoài.
[ẢNH]
Có người quan niệm thả càng nhiều cá sẽ mang lại càng nhiều điều tốt đẹp cho gia đình. Vì lý do đó nên một số phụ nữ cúng cả một thùng chép đỏ lớn.
[ẢNH]
Thậm chí có một người phụ nữ từng đến hồ Tây cùng với chiếc thùng to chứa hàng nghìn con cá chép vàng làm nhiều người nhầm tưởng là đi bán cá dạo.
[ẢNH]
Còn ở nhiều bãi đất gần khu dân cư ven sông, nylon bị chất thành đống lớn.
[ẢNH]
Liên tiếp trong năm 2017 và 2018 James Joseph Kendall (đến từ Mỹ) cùng những người bạn trong câu lạc bộ của mình đứng trên cầu Chương Dương hướng dẫn người dân thả cá đồng thời thu gom rác thải. Nhóm nhận được nhiều sự ủng hộ, khích lệ của người đi đường.
[ẢNH]
James cho biết, anh rất tôn trọng phong tục thả cá và tro muội ngày Tết Táo quân của Việt Nam. Tuy nhiên những năm trước anh thấy sau khi thả cá, nhiều người thường vứt túi nylon bừa bãi khiến môi trường thêm ô nhiễm. “Nhiều túi thế cá không thở được” – James chia sẻ.
[ẢNH]
Vì thế anh cùng những người bạn mong muốn làm được điều gì đó để hạn chế việc xả thải ra môi trường.
[ẢNH]
Nhóm cũng đặt nhiều bao tải rải rác thành cầu để người dân vứt rác thải.
[ẢNH]
Nhưng ngoài dùng túi nylon, cũng có nhiều người bỏ cá vào trong chậu, bình mang đi phóng sinh.
[ẢNH]
Chị Thắng (Long Biên) nán lại nhặt túi nylon: “Bỏ ra vài phút để nhặt bớt túi đi không khó, mỗi người ý thức một chút thôi là môi trường sạch rồi”. (nguồn: Zing)
[ẢNH]
Phóng sinh cá chép là một hành động đẹp, đầy tính nhân văn của người dân Việt Nam, tuy nhiên việc ném cả túi nilon xuống sông... (nguồn: Vietnamnet)
[ẢNH]
...Hay sau khi thả cá xong, nhét túi nilon lên thành cầu là những hình ảnh khó coi.
[ẢNH]
Khu vực quanh hồ Tây, nhiều người dân ở phố Trích Sài, Nguyễn Đình Thi, Thanh Niên... thả cá sớm và để lại hàng đống túi nilon.
[ẢNH]
Khu vực quanh hồ Tây, nhiều người dân ở phố Trích Sài, Nguyễn Đình Thi, Thanh Niên... thả cá sớm và để lại hàng đống túi nilon.
[ẢNH]
Các công nhân vệ sinh tất bật thu dọn túi nilon do người dân bỏ lại.
[ẢNH]
Cá "bay", rác thải cũng bay theo. (nguồn: Thanh Niên)
[ẢNH]
Người dân thả cá ở Hồ Tây, trên cầu Long Biên, cầu Chương Dương.
[ẢNH]
...Hoặc xuống tận bãi giữa sông Hồng để thả cá.
[ẢNH]
Người này thả cá chép, còn quăng thêm cả túi rác xuống sông.
[ẢNH]
Đây là quang cảnh bãi giữa sông Hồng, dưới gầm cầu Chương mỗi mùa ông Công ông Táo.
[ẢNH]
Những nỗ lực của các bạn trẻ đang gom túi bóng dưới chân cầu Long Biên.
[ẢNH]
Dù trời giá lạnh, nhiều năm qua các bạn trẻ vẫn đứng cầm tấm biển "Thả cá, đừng thả túi nilon" tại nhiều điểm thả cá quen thuộc ở Hà Nội (nguồn: Thanh Niên)
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]