[ẢNH] "Bắt mạch kê đơn" những bệnh thường gặp trong dịp Tết

ANTD.VN - Dịp lễ Tết với chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân phát sinh nhiều căn bệnh "phiền toái". Đó có thể chỉ là cảm cúm, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa... nhưng cũng có thể là các tai biến nguy hiểm. Vì vậy hãy "bỏ túi" ngay những mẹo giúp bạn phòng tránh, xử lý những căn bệnh thường gặp trong dịp Tết để an tâm "xõa" Tết vui khỏe hơn. 

[ẢNH]
Ngày Tết với thời tiết giao mùa, nhiệt độ thường lạnh, ẩm ướt chính là nguyên nhân khiến những căn bệnh như sốt, cảm, viêm họng, đau nhức đầu... "có dịp" tìm đến bạn
[ẢNH]
Biểu hiện lâm sàng của những bệnh trên rất đơn giản, nhưng với những người đã có sẵn bệnh lý nền hoặc người già, trẻ em, phụ nữ có thai có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản...
[ẢNH]
Giải pháp tốt nhất để phòng tránh những căn bệnh liên quan đến cảm cúm, cảm lạnh, bệnh về hô hấp là bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những bộ phận như lòng bàn tay, bàn chân, đầu
[ẢNH]
Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng. Nếu cơ thể đang có những triệu chứng của bệnh thì có thể áp dụng những phương thức chữa bệnh tự nhiên bằng gừng, chanh, mật ong... để làm ấm cơ thể
[ẢNH]
Trường hợp mắc các bệnh trên nhưng không có biến chứng thì nên tự cách ly tại nhà để điều trị. Trong quá trình đó bạn nên tránh việc dùng chung đồ cá nhân với người khác như khăn mặt, bản chải, chú ý che miệng khi ho hoặc hắt hơi để không lây bệnh cho mọi người. Còn trường hợp có biến chứng nặng thì nên đến các cơ sở Y tế để thăm khám chữa bệnh
[ẢNH]
Bia rượu là thức uống không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên, đôi khi việc quá chén lại khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải các căn bệnh liên quan đến gan
[ẢNH]
Khi lượng cồn bạn nạp vào cơ thế quá mức cho phép thì hệ thống chuyển hóa cồn của gan bị quá tải, không thể thải độc nên các chất độc hại của cồn sẽ tích tụ làm tổn thương gan. Những bệnh liên quan đến gan có thể gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan
[ẢNH]
Để bảo vệ gan, cần thể hạn chế uống bia rượu. Các chuyên gia sức khỏe cũng đưa ra lời khuyên, mỗi ngày bạn chỉ được uống giới hạn 2 chén rượu để bảo vệ sức khỏe lá gan
[ẢNH]
Bên cạnh đó, không chỉ chất cồn mới gây ra những tổn thương cho gan mà thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, nước có ga, thừa đạm, thừa chất béo... cũng là nguyên nhân khiến lá gan rơi vào tình trạng quá tải. Vì thế trong dịp Tết, mỗi người nên có ý thức điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp (khuyến khích ăn những thực phẩm giúp thanh lọc gan như trái cây giàu vitamin C, hạt óc chó, trà xanh...) để bảo vệ sức khỏe tốt nhất
[ẢNH]
Khoảng thời gian cao điểm về ăn uống như dịp Tết khiến cơ thể bạn thừa đạm thiếu chất xơ, thêm chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ, vận động bị đảo lộn là nguyên nhân chính khiến táo bón tìm đến bạn
[ẢNH]
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia, nước ngọt, cà phê... thay vì uống nước trong dịp Tết cũng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
[ẢNH]
Bổ sung chất xơ là cách trị táo bón đơn giản nhất. Vì thế hãy duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh mỗi ngày. Ngoài rau xanh, bạn có thể ăn cám yến mạch, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... Đây đều là những thực phẩm có công dụng trị táo bón hiệu quả, đồng thời lại có thể giúp chống ngấy trong việc ăn uống ngày Tết
[ẢNH]
Ngoài ra, dù là trong dịp lễ Tết bạn cũng nên duy trì thói quen uống nhiều nước. Nếu uống nước ngay khi thức dậy, uống nước trước khi ăn sẽ kích thích nhu động ruột giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn
[ẢNH]
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương thuốc trị táo bón tự nhiên là mận và nước ép mận. Trong mận chứa một lượng lớn chất xơ, chất Sorbitol có tác dụng nhuận tràng và chất Dihydroxyphenyl Isatin có thể làm tăng khả năng hoạt động của đại tràng... Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều mận hoặc nước ép mận có thể gây tiêu chảy. Nên lượng mận được khuyến khích để điều trị táo bón là 100 gram/ngày, khi ăn chia làm 2 lần/ngày
[ẢNH]
Thói quen tích trữ đồ ăn trong ngày Tết và việc ăn uống quá độ, ăn uống thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến không ít người bị ngộ độc thực phẩm
[ẢNH]
Biểu hiện thường thấy của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ...
[ẢNH]
Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu báo động như đi phân lỏng trên 6 lần/ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5 độ, đau bụng dữ dội…
[ẢNH]
Nếu có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn trước 6 tiếng thì cần làm người ngộ độc nôn ra hết số thức ăn đã ăn vào. Có thể gây nôn bằng cách dùng lông gà, uống nước muối hoặc uống đầy nước để móc họng kích thích gây nôn
[ẢNH]
Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm tổn thương họng của trẻ. Ngoài ra, tránh để trẻ nằm ngửa khi gây nôn vì như vậy có thể khiến chất nôn sặc lên mũi, xuống phổi rất dễ dẫn đến tử vong
[ẢNH]
Trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 tiếng, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể vì thể có thể xử trí bằng cách dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột mì, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo... để ngăn cạn sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc. Hay sử dụng các chất giải độc như hỗn hợp than bột, magie oxit với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit...
[ẢNH]
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm thì cách tốt nhất là đưa ngay tới cơ sở Yytế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời
[ẢNH]
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết là bạn nên mua thực phẩm tươi có nguồn gốc, có chứng nhận của cơ quan chức năng; Thức ăn cất trữ thì cần bảo quản tốt; Ăn chín uống sôi và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]