[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam

ANTD.VN - Từ Bắc chí Nam, người Việt đã sáng tạo ra vô số những món ngon có tên gọi độc lạ khiến thực khách phải bất ngờ, tò mò khi lần đầu nghe đến, như: Món cháo "độc", sỏi mầm, cơm âm phủ, tung lò mò, gỏi bồn chồn, chắt chắt, xá bấu... Những món ăn trên đều hấp dẫn du khách từ màu sắc, hương vị và trở thành đặc sản nức tiếng gợi nhớ về văn hóa của một vùng miền.

[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Nếu lần đầu nghe đến tên món cháo "độc" chắc chắn nhiều người sẽ hoang mang mà đặt ra câu hỏi: Liệu món ăn này có gây chết người? Dù nguyên liệu chính của món ăn là củ ấu tẩu - loại củ có độc tố cực mạnh nhưng khi được chế biến cẩn thận thì lại trở thành đặc sản nức tiếng của vùng Hà Giang, Tuyên Quang
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Ngoài củ ấu tẩu, nguyên liệu của cháo "độc" còn có gạo tẻ, nếp cái, chân giò. Cháo thường được ăn kèm với thịt băm, các loại rau thơm hoặc măng chua. Khi thưởng thức, người ta sẽ thấy có vị đắng nhẹ nhưng ăn quen dần sẽ cảm thấy vị ngọt bùi lôi cuốn. Đây không chỉ là món ăn lót dạ giúp làm ấm người mà còn là phương thuốc giúp thư giãn gân cốt, giảm đau nhức cơ, hồi phục sinh lực...
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Khâu nhục là đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được biến tấu, trở thành món ăn độc đáo trong mỗi bữa cơm tiếp đón khách phương xa hay lễ tiệc của người dân vùng này
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Món ăn được chế biến khá cầu kỳ với nguyên liệu là thịt ba chỉ, ướp kỹ gia vị và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục nấu xong có màu vàng, thịt có vị bùi béo, nước sốt sóng sánh ngậy thơm. Cắn một miếng Khâu nhục đậm đà hương vị và cảm nhận miếng thịt tan dần trong miệng chắc chắn sẽ khiến nhiều người khó lòng quên được món ăn này
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Nếu ghé thăm Tây Bắc mà không thưởng thức đặc sản Pa pỉnh tộp thì sẽ là thiếu sót lớn với bạn. Nếu chỉ nghe tên thì hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu, món ăn gì mà có cái tên khó đọc đến thế. Đây thực chất là món cá nướng của người Thái, tên gọi món ăn được gọi theo tiếng Thái nên mới lạ tai như vậy
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Cá để làm món Pa pỉnh tộp sẽ được ướp trộn với gừng, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng... và mắc khén - một loại gia vị đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc. Sau đó, cá sẽ dùng thanh tre kẹp lại rồi đem nướng lên lửa than. Món ăn có vị đậm đà ăn kèm với xôi nếp và uống cùng rượu ngô cay nồng là trọn vị nhất
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Bánh gật gù là đặc sản nức tiếng đến từ xứ Tiên Yên (Quảng Ninh). Bánh được làm từ bột gạo có vẻ bề ngoài giống bánh cuốn, bánh phở. Có một tích truyện liên quan đến món ăn, là khi xưa mỗi lần thưởng thức chiếc bánh làm từ gạo Tiên Yên dẻo mịn thì người dân nơi đây cứ tấm tắc, gật đầu khen ngon, vì thế mà bánh gật gù có tên từ đó
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Độc đáo nhất là khi nghiền bột làm bánh gật gù, người dân xứ Tiên Yên thường cho thêm cơm nguội, vì thế mà bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn mà các loại bánh cùng loại không so sánh được
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Quảng Bình ngoài nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ thì nền ẩm thực độc đáo cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây mỗi năm. Trong số những đặc sản nức tiếng vùng đất gió Lào cát trắng này nếu không nhắc đến chắt chắt sẽ là thiếu sót lớn. Món ăn vừa quen vừa lạ này nghe tên thôi đã khiến người ta tò mò muốn thử ngay lập tức
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Chắt chắt là động vật nhuyễn thể như hến nhưng nhỏ hơn. Chắt chắt khi sơ chế sẽ được rửa sạch, đun sôi rồi dùng đũa đánh đều để ruột chắt chắt tách ra khỏi vỏ rồi đem đãi lấy ruột. Chắt chắt có vị ngọt đậm đà thường được người dân Quảng Bình nấu canh với mít non, nấu cháo hoặc các món xào ăn kèm với bánh đa
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Người ta thường nói nếu đến Huế mà không thưởng thức cơm âm phủ thì coi như chuyến đi chưa trọn vẹn. Cái tên ma mị có phần dọa người này bắt nguồn từ một quán ăn mở vào giai đoạn 1914 -1918, tọa lạc ở vùng đất hẻo lánh, tối tăm như địa ngục. Thêm vào đó, ông chủ chỉ bán "độc" một món cơm nên thực khách gọi vui là cơm âm phủ
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Thực chất đây là món cơm trộn với thành phần là cơm, rau củ, thịt, giò lụa, trứng, tôm... Điểm nhấn hương vị là sự hài hòa giữa từng nguyên liệu khi trộn tạo nên một phần ăn đầy đủ sắc màu và cân bằng dinh dưỡng
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Thêm một món ăn nữa có tên gọi độc lạ cũng đến từ vùng đất Cố Đô là món chè bột lọc heo quay. Hẳn khi mới nghe tên, nhiều người sẽ phải hoang mang vì không biết đây là món ngọt hay món mặn?
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Đây là món chè ngọt độc đáo của người Huế với những viên bột lọc có phần nhân gồm: Thịt heo quay rim, nấm mèo, hành tím, đường cát, hạt tiêu... Nước chè được nấu bằng lá nếp với gừng tươi thái mỏng. Tất cả kết hợp lại sẽ tạo nên hương vị lạ lẫm, dễ gây "nghiện" cho nhiều tín đồ ẩm thực
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Bánh cóng (hay còn gọi là bánh cống) là món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu hết chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tên gọi có phần ngộ nghĩnh của món ăn xuất phát từ hình dáng của nó giống chiếc cóng - vật dụng người dân Nam bộ thường dùng để đong chất lỏng
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Hương vị đặc trưng của bánh cóng với vị béo ngậy của mỡ, bùi của đậu xanh, vị ngọt của tôm, mùi thơm của thịt, vị hăng hăng của các loại rau sẽ khiến ai cũng phải mê mẩn
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Về An Giang, nếu được hỏi "Đi ăn tung lò mò không?" thì chắc chắn bạn sẽ phải ngớ ra mấy giây rồi nhanh chóng lên Google tìm xem đây là món gì. Thực chất, tên gốc của nó là "tung lamaow" (theo tiếng Chăm nghĩa là món ăn làm từ ruột bò) nhưng bị mọi người đọc lướt nhanh thành "tung lò mò". Theo thời gian, vì tên "tung lò mò" dễ đọc nên nó phổ biến hơn tên gốc
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Tung lò mò là một loại lạp xưởng bò truyền thống và đặc sắc nhất của ẩm thực người Chăm. Bên trong lớp vỏ ruột bò là sự hoà hợp giữa thịt vụn và mỡ. Món ăn có hương vị béo, ngọt thơm sẽ khiến nhiều người từng thử qua phải nhớ mãi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Hậu Giang nổi tiếng với món đặc sản nức tiếng sỏi mầm. Vừa nghe qua cái tên lạ lẫm, độc đáo này, chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng tới món mầm đá trong truyện của Trạng Quỳnh. Tuy nhiên, sỏi đá trong món ăn này chỉ là công cụ để nấu chín nguyên liệu chính
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Nguyên liệu chính của món sỏi mầm là thịt lợn rừng được tẩm ướp gia vị. Khi chế biến, người ta sẽ làm nóng viên sỏi lên và nướng trực tiếp thịt trên đó. Nhờ cách chế biến đặc biệt này mà thịt lợn sẽ dai giòn, vị đậm đà hơn
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Gỏi là món ăn được ưa chuộng ở miền Tây sông nước. Trong các loại gỏi ngon có tiếng thì gỏi bồn chồn khiến nhiều thực khách mê đắm hơn cả. Chỉ cần nghe tên thôi bạn cũng thấy lạ tai và tò mò hỏi: "Bồn chồn" là chỉ nguyên liệu hay hương vị của món ăn?
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Thực chất, "bồn chồn" ở đây là một loại cỏ mọc hoang trong các đồng ruộng, ao ở miền Tây. Chúng có vị chua, ngọt thanh lại giòn sần sật nên thích hợp để chế biến những món gỏi. Nếu kết hợp bồn chồn thái sợi trộn cùng tôm, thịt ba chỉ, tai heo... thêm chanh, đường, nước mắm... bạn sẽ có một món ăn dân dã mà hương vị khó quên của miền Tây sông nước
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Bạc Liêu nổi tiếng với nhiều thức ngon vật lạ, nhưng khiến người ta "khoái" nhất có lẽ là món "vũ nữ chân dài". Đây thực chất là món nhái khô, được dân nhậu cực kỳ yêu thích
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Sở dĩ gán cho món ăn cái tên mỹ miều như thế là vì nhái khi được làm sạch sẽ được đem phơi khô, những "nàng" nhái nằm với tư thế độc đáo khiến người ta liên tưởng đến những cô mẫu đang tắm nắng. Bên cạnh đó, nhờ hương vị thơm ngon, đưa đẩy vị giác của chúng nên người ta gọi vậy cho sang
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Ngoài ra, nếu đến thăm xứ "Công tử Bạc Liêu" bạn cũng không nên bỏ lỡ món xá bấu - món ăn được ví như "đặc sản trăm năm" của vùng đất này
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
Cái tên nghe có vẻ lạ nhưng thành phần làm nên món ăn lại chẳng lạ chút nào. Xá bấu được làm từ củ cải trắng phơi khô rồi trộn ướp với muối. Khi chế biến, người dân Bạc Liêu thường xắt xá bấu thành sợi để xào cùng xả băm. Sợi củ cải ăn lúc này rất giòn, có vị ngọt mặn quyện cùng vị thơm của xả và cay của ớt rất thích hợp để ăn kèm với cháo hoặc cơm
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi
[ẢNH] 13 đặc sản nức tiếng có tên gọi