[ẢNH] 10 bí kíp "vàng" giúp bạn sắm Tết tiết kiệm và hiệu quả nhất

ANTD.VN - Những ngày cận Tết là thời điểm nhiều người “đau đầu” với câu hỏi: Sắm Tết sao cho tiết kiệm? Nếu có chung băn khoăn này, bạn hãy tham khảo 10 gợi ý sắm Tết thông minh dưới đây, biết đâu nó sẽ giúp ích bạn thông thái hơn trong khoảng thời gian mua sắm tất bật này.
[ẢNH] 10 bí kíp
1. Dự trù kinh phí và lên kế hoạch mua sắm: Nhiều người thường có thói quen mua sắm theo trí nhớ. Điều này dẫn đến tình trạng cứ mỗi lần nhớ ra một món đồ nào đó cần mua là bạn bổ sung. Cách làm này vừa làm bạn tốn thời gian, chi phí lại mất nhiều công sức.
[ẢNH] 10 bí kíp
Việc lập danh sách những thứ cần mua, số tiền cần chi, thời gian đi mua... sẽ giúp việc sắm Tết dễ kiểm soát hơn và bạn sẽ không bị "thâm hụt ngân sách". Bạn nên xây dựng một kế hoạch mua sắm càng chi tiết càng tốt
[ẢNH] 10 bí kíp
4. Dùng ứng dụng quản lý chi tiêu: Công nghệ hiện hữu trong mọi mặt đời sống, và việc áp dụng công nghệ trong quản lý chi tiêu cá nhân không phải là ngoại lệ. Đặc biệt là trong dịp Tết, những ứng dụng quản lý chi tiêu sẽ thay bạn ghi nhớ các khoản thu - chi một cách khoa học và đầy đủ, giúp bạn tránh được những nhầm lẫn hay thất thoát không đáng có
[ẢNH] 10 bí kíp
5. Săn khuyến mại: Khoảng thời gian cuối năm là thời điểm “vàng” để bạn mua hàng chất lượng cao với giá ưu đãi bởi đây là thời điểm các nhãn hàng giảm giá mạnh nhất. Bạn nên tranh thủ sắm Tết khi có khuyến mại để có thể giảm thiểu chi phí
[ẢNH] 10 bí kíp
2. Tận dụng đồ cũ: Năm mới là dịp để bạn tân trang nhà cửa, tuy nhiên vẫn còn nhiều món đồ trong nhà rất hữu dụng mà bạn có thể tận dụng chỉ bẳng cách làm sạch lại, sửa chữa hay tái chế nó
[ẢNH] 10 bí kíp
3. Sắm Tết từ sớm: Bạn nên tranh thủ sắm Tết từ sớm, bởi thị trường những ngày sát Tết sẽ có nhiều biến động về giá. Thường càng cận Tết thì các mặt hàng càng vơi dần dẫn đến khan hiếm hàng hoá và mức giá bị đẩy lên cao
[ẢNH] 10 bí kíp
Dựa vào danh sách mua sắm đã lên, bạn nên mua các sản phẩm có thể để được lâu ngày từ sớm. Còn những thực phẩm tươi và hoa quả thì bạn có thể mua sau
[ẢNH] 10 bí kíp
6. Rủ nhau mua chung hàng hóa Tết: Với những sản phẩm có thể chi nhỏ từ những bọc (chai, lọ) lớn, bạn nên rủ người thân, bạn bè mua cùng. Điều này sẽ giúp bạn giảm giá thành cho các sản phẩm và cũng giúp không khí chuẩn bị Tết trong gia đình bạn trở nên ấm áp, tất bật hơn
[ẢNH] 10 bí kíp
7. Về quê hoặc ra chợ đầu mối mua thực phẩm Tết: Nguồn hàng Tết hiện nay phần lớn vẫn đến từ các chợ đầu mối, do vậy bạn nên tới những điểm tập trung nguồn hàng giá gốc để mua. Ưu điểm của hình thức này là nó giúp bạn mua được các mặt hàng với giá “hời” nhất, tuy nhiên nhược điểm là bạn có thể cần mua số lượng lớn như các “nhà buôn”
[ẢNH] 10 bí kíp
8. Đề cao tinh thần “của nhà tự làm”: Xu hướng (handmade) tự chuẩn bị đồ ăn, đồ trang trí... hiện nay đang nở rộ bởi nó vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí vừa giúp bạn có được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của cá nhân
[ẢNH] 10 bí kíp
9. Không mang nhiều tiền khi đi sắm Tết: Bạn chỉ nên mang một khoản tiền vừa đủ với kế hoạch chi tiêu mà bạn đã lên trước đó. Nếu mang nhiều tiền hơn mức cần thiết, bạn rất dễ mua thêm những món đồ không thật sự cần thiết
[ẢNH] 10 bí kíp
10. Không tích trữ quá nhiều đồ Tết: Tiêu chí của lời khuyên này là bạn nên “mua - vừa - đủ - dùng”. Hiện nay các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích thường mở tới sát Tết và hoạt động lại rất sớm, thậm chí có nhiều nơi phục vụ xuyên Tết, cùng với việc không gian tích trữ đồ trong tủ bếp và tủ lạnh nhà bạn cũng có hạn thì bạn không nên mua sẵn quá nhiều đồ cho dịp Tết
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp
[ẢNH] 10 bí kíp