Đẩy mạnh số hóa giúp OCB gia tăng hiệu quả kinh doanh, hoàn thành kế hoạch năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ngân hàng OCB đã hoàn thành kế hoạch năm 2021 với những kết quả tích cực, đồng thời, không ngừng chuẩn bị về nguồn nhân lực, đầu tư vào chuyển đổi số… 

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng

Năm 2021 tiếp tục là một năm đặc biệt, khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế, nhất là sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 và giãn cách kéo dài. Vượt qua những khó khăn đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vẫn vững vàng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh, chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, vượt khó cùng khách hàng.

OCB chủ động triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng trong năm 2021

OCB chủ động triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng trong năm 2021

Đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng triển khai nhiều chương trình miễn giảm lãi suất, cơ cấu nợ theo Thông tư 01, Thông tư sửa đổi 03 và 14 của NHNN về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19. OCB cũng cơ cấu nợ lãi và nợ gốc cho khách hàng bị ảnh hưởng, với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng.

Mặt bằng lãi suất tiếp tục điều chỉnh giảm với mức giảm bình quân khoảng gần 1% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, từ tháng 7/2021 đến nay, OCB đã tích cực chung tay cùng TP.HCM trong công tác phòng chống dịch Covid-19 qua việc hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, trang bị đồng phục bảo hộ đạt chuẩn cho đội ngũ tuyến đầu, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trên địa bàn thành phố… với tổng giá trị tài trợ gần 10 tỷ đồng.

Số hóa toàn diện, tối ưu hóa chi phí hoạt động

Dịch Covid-19 tác động nặng nề đến kinh tế, đời sống người dân Việt Nam, song mặt khác đã tạo ra lực đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ. Các ngân hàng, theo đó cũng “chạy đua” chuyển đổi ngân hàng số nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. OCB cũng không năm ngoài xu hướng đó.

Trong đó, ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã được ngân hàng liên tục cải tiến với nhiều tính năng, dịch vụ mới, với trọng tâm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020. Với sự đồng hành của Công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG vào đầu năm vừa qua, ngân hàng đã tiếp tục bổ sung thêm cho chiến lược đó và đặt ra mục tiêu số hóa sẽ là kênh chính để phát triển hoạt động của ngân hàng, qua đó giúp tăng trưởng khách hàng mới, mở rộng quy mô, tăng độ phủ tốt hơn và hướng đến kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Tăng trưởng các chỉ số đối với ngân hàng số của OCB gấp nhiều lần trong năm qua

Tăng trưởng các chỉ số đối với ngân hàng số của OCB gấp nhiều lần trong năm qua

OCB cũng tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ, trong năm 2021 hầu hết quy trình, văn bản đều được thực hiện, phê duyệt online đến gần 80% từ đó tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động. Qua đó, đưa ngân hàng tiếp tục thành công trong việc quản trị chi phí hiệu quả với CIR năm 2021 ở mức 26,9%, nằm trong top 3 thấp nhất ngành ngân hàng.

Với việc số hóa toàn diện, kiểm soát tốt chi phí hoạt động, OCB đã duy trì hiệu quả kinh doanh xuất sắc, hoàn thành kế hoạch 2021 được Đại hội đồng cổ đông giao.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của OCB vừa công bố cho thấy: Tổng tài sản của ngân hàng đến 31/12/2021 đạt 184.491 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn trên thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) đạt 126.430 tỷ đồng tăng 17%. Dư nợ cho vay trên thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 103.595 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước; tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA cao, lần lượt là 2,59% và 22%. An toàn với CAR theo Basel II nằm trong top đầu ngành; Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm xuống 0,97%, giảm 0,45 điểm % so với cuối năm 2020.

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2022 của OCB dự kiến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25% - 30%, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trên 20%; duy trì mức cổ tức từ 20% - 25% cho cổ đông. Tuy nhiên, các mục tiêu này vẫn đang được Hội đồng quản trị cân nhắc trước khi trình cổ đông trong kỳ trong kỳ đại hội cổ đông thường niên thời gian tới.

Ngày 28/01/2021, gần 1,1 cổ phiếu OCB (Mã CK: OCB) đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Cổ phiếu OCB đã được HOSE bổ sung vào rổ chỉ số VNFIN LEAD trong kỳ cơ cấu tháng 7/2021 và tháng 8/2021.

Sau 1 năm niêm yết, tính đến cuối năm 2021, giá cổ phiếu OCB đã tăng trưởng 86% so với giá đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, vượt trội hơn mức tăng 46% của VN-Index cùng thời điểm.

Cổ phiếu OCB cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 737 tỷ đồng tính đến cuối 2021, đứng thứ 3 trong ngành và nằm trong top 10 mua ròng toàn thị trường trong 2021.