“Đất trăm nghề” Thăng Long - Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội tại Festival làng nghề Hà Nội lần thứ nhất tổ chức vào tháng 12-2019, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề trong đó có 150 làng nghề thủ công truyền thống.
Ông Lê Đình Nghiêm (66 tuổi) - người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống

Ông Lê Đình Nghiêm (66 tuổi) - người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống

Làng nghề sinh ra phố nghề

Khi Lý Công Uẩn khai sáng ra kinh đô Thăng Long, ông cũng đã tổ chức lại địa giới hành chính bằng việc chia kinh đô thành 61 phường. Và trong 61 phường này chia làm 3 phần rõ rệt gồm sản xuất nông nghiệp, làng nghề và buôn bán. Dù là làng nghề nhưng nó chỉ là nghề phụ, quy mô sản xuất rất hẹp và sản phẩm chỉ tiêu thụ quanh khu vực địa phương. Có rất ít phường chuyên một nghề.

Ngoài các làng nghề nội sinh, mảnh đất này còn có nhiều làng nghề ngoại sinh nhưng đã được bản địa hóa; đó là nghề đậu bạc ở Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai), dệt thao ở Triều Khúc (nay thuộc quận Thanh Xuân), nghề làm giấy dó ở Yên Thái (nay thuộc phường Bưởi)...

Việc tồn tại và phát triển của làng nghề phụ thuộc vào chính sách của triều đình hơn là vì nhu cầu của xã hội. Thời Lý, Trần, triều đình lập ra các xưởng Bách tác (giống như hợp tác xã sau này), đưa hết thợ giỏi về đây để sản xuất ra hàng hóa cung cấp cho vua, quan, hoàng tộc, và nhà công vụ từ Trung ương đến các địa phương. Việc thiếu thợ giỏi nên các làng nghề ở Thăng Long èo uột.

Nhưng đến triều Lê bắt đầu có thay đổi, triều đình xóa bỏ xưởng Bách tác trao quyền cho tư nhân sản xuất. Dù tự do hơn song các làng nghề cũng không phát triển mạnh vì nhà Lê vẫn coi trọng “sỹ, nông” hơn “công, thương”. Nhưng do nhu cầu cần tiền để xây lầu son gác tía thỏa mãn các thú vui của các chúa Trịnh nên sản xuất và thương mại được nới rộng. Mặt khác, thời kỳ này dân số Thăng Long đã đông đúc hơn, địa giới hành chính rộng hơn nên nhu cầu tiêu dùng lớn hơn.

Với các làng nghề ở ngoại ô và các vùng miền hiểu rằng nếu cứ ở quê thì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và tiêu thụ sản phẩm quanh vùng, chỉ có ra Thăng Long họ mới có cơ hội phát triển, chuyên chú vào nghề mới khá giả giàu có. Sự cởi mở trong chính sách khiến họ mạnh bạo ra Thăng Long. Để thuận tiện cho việc mua nguyên liệu, bán hàng và cũng là bảo vệ nhau, họ quy tụ lại một chỗ nên mới sinh ra các phường nghề như Hàng Đào chuyên nhuộm điều, Hàng Bạc chuyên đậu bạc, Hàng Bài chuyên sản xuất bài lá… Câu thành ngữ “Buôn có bạn, bán có phường” ra đời từ đây.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ đã quy hoạch lại Hà Nội theo kiểu phương Tây nên các phố mới xuất hiện. Lại thêm nhiều loại hàng hóa nhập khẩu nên nhiều sản phẩm không thể cạnh tranh hoặc không còn phù hợp dẫn đến nhiều phố nghề truyền thống mất dần. Từ sản xuất, họ chuyển sang thương mại để tìm kiếm lợi nhuận nên nhiều phố nghề truyền thống như Hàng Trống, Hàng Thêu, Hàng Gai, Hàng Da… chỉ còn tên gọi. Phố nghề chết nhưng làng nghề vẫn còn, và từ đây nảy ra mối quan hệ cộng sinh, các làng nghề sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ cửa hàng ở phố.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Những người thợ ra Thăng Long vừa là chủ, vừa là thợ cũng là người bán hàng. Và cơ sở sản xuất ở bên trong, ngoài mặt đường bày hàng bán nên mới sinh ra phố (phố là chữ Nôm có nghĩa là cửa hàng) cũng là phố nghề. Nhờ phố nghề và thương mại nên Thăng Long nhộn nhịp đông đúc và xuất hiện câu ca dao “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”.

Do đòi hỏi của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất buộc phải tìm tòi sáng tạo và theo thời gian, nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao đã được các nhà buôn nước ngoài đặt hàng. Nhiều mặt hàng được ưa chuộng như: lụa, the, đồ mỹ nghệ khảm trai...

Phố nghề mất nhưng làng nghề vẫn còn

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ đã quy hoạch lại Hà Nội theo kiểu phương Tây nên các phố mới xuất hiện. Lại thêm nhiều loại hàng hóa nhập khẩu nên nhiều sản phẩm không thể cạnh tranh hoặc không còn phù hợp dẫn đến nhiều phố nghề truyền thống mất dần. Từ sản xuất, họ chuyển sang thương mại để tìm kiếm lợi nhuận nên nhiều phố nghề truyền thống như Hàng Trống, Hàng Thêu, Hàng Gai, Hàng Da… chỉ còn tên gọi. Phố nghề chết nhưng làng nghề vẫn còn, và từ đây nảy ra mối quan hệ cộng sinh, các làng nghề sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ cửa hàng ở phố.

Ông Nguyễn Phương Hùng, chủ một bể lò rèn tại số nhà 26 phố Lò Rèn, là một trong những người thợ rèn cuối cùng ở phố cổ Hà Nội

Ông Nguyễn Phương Hùng, chủ một bể lò rèn tại số nhà 26 phố Lò Rèn, là một trong những người thợ rèn cuối cùng ở phố cổ Hà Nội

Trước khi thực hiện đổi mới vào năm 1986, hầu hết các hộ sản xuất cá thể phải vào hợp tác xã, do quản lý yếu kém, thiếu nguyên liệu nên hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều hợp tác xã đã phải giải tán. Chỉ còn rất ít các hợp tác xã tồn tại nhờ xuất khẩu sang Đông Âu. Nghề truyền thống mai một, các nghệ nhân cao tuổi lần lượt ra đi mang theo những kinh nghiệm quý báu đúc kết từ hàng trăm năm.

Với các phố nghề, hiện Hà Nội chỉ còn vài phố còn giữ được nghề truyền thống như phố Hàng Bạc, phố thuốc bắc Lãn Ông, phố Hàng Thiếc. Ở các nghề khác chỉ còn lẻ tẻ các nghệ nhân tiếp tục giữ nghề truyền thống, nghề tiện gỗ, nghề làm khắc và làm khuôn bánh, nghề rèn…

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Nhưng ngược lại thì các làng nghề lại khác, sau đổi mới nhiều hợp tác xã giải thể, và sau một thời gian im ắng, tìm tòi, nhiều làng nghề bắt đầu sống lại và để tồn tại và phát triển nhiều hộ gia đình đã cải tiến phương thức sản xuất, khâu nào sử dụng máy móc thì mua sắm máy móc thiết bị để giảm giá thành và tăng năng xuất lao động nhờ đó nhiều làng nghề phục hồi. Không chỉ sản xuất các mặt hàng truyền thống mà họ còn tìm tòi sản xuất thêm các sản phẩm mới.

Một con số thống kê thật bất ngờ, tại Festival làng nghề Hà Nội lần thứ nhất tổ chức tháng 12-2019, giá trị hàng hóa của các làng nghề Hà Nội đạt 22 nghìn tỷ đồng trong đó xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD. Đó là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên để làng nghề tiêp tục phát triển, cần tiếp tục quy hoạch khu vực sản xuất để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tiếp tục khai thác làng nghề cho du lịch.

Tin đọc nhiều