Đại dịch Covid-19: Những gì đang diễn ra ở Ấn Độ hoàn toàn có thể xảy ra ở các nước khác

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo những gì đang xảy ra ở Ấn Độ và Brazil có thể xảy ra ở những nơi khác, đồng thời kêu gọi các nước giàu dẫn đầu nỗ lực toàn cầu nhằm giúp đỡ các quốc gia bị hạn chế nguồn cung vaccine.

Điểm nóng Ấn Độ và Brazil

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào đầu tuần này cho biết số ca Covid-19 mới trên khắp thế giới trong 2 tuần trước đó cao hơn tổng số ca nhiễm được ghi nhận trong 6 tháng đầu bùng phát dịch bệnh này. Ấn Độ và Brazil chiếm hơn 1/2 số ca mới trong tuần rồi.

Thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ đang trở thành kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo sợ trong đại dịch này Ảnh: Reuters

Thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ đang trở thành kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo sợ trong đại dịch này

Ảnh: Reuters

Cả Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge gần đây đều cảnh báo rằng tình hình tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất kỳ nước nào và đây là thách thức không nhỏ.

"Ấn Độ là một cảnh báo sốc với thế giới về việc đại dịch này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh tới mức nào" - ông Jonathan Pryke, chuyên gia tại Viện Lowy (Úc), nhận định với trang Bloomberg.

Theo số liệu công bố hôm 5-5, Ấn Độ ghi nhận số trường hợp tử vong cao kỷ lục trong vòng 24 giờ là 3.780 (nâng tổng số lên 226.188) và số ca Covid-19 mới là 382.315.

Theo trang Bloomberg, một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa họnc Ấn Độ (trụ sở ở TP Bangalore) dự báo số người tử vong vì Covid-19 tại nước này có thể tăng lên 404.000 vào ngày 11-6 tới nếu những xu hướng hiện nay còn tiếp diễn. Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) thuộc Trường ĐH Washington (Mỹ) dự báo Ấn Độ sẽ có 1.018.879 trường hợp tử vong do dịch Covid-19 vào cuối tháng 7.

Thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ dường như đang trở thành kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo sợ trong đại dịch này. Không có đủ giường bệnh, không tiến hành đủ xét nghiệm, thiếu thuốc men và oxy, quốc gia 1,4 tỷ dân này đang oằn mình trước số ca mắc không ngừng gia tăng.

Đông Nam Á trước nguy cơ làn sóng dịch mới

Một số nước ở Đông Nam Á, như Lào, Thái Lan, Campuchia... và những nước có chung đường biên giới với Ấn Độ, như Bhutan, Nepal, đều ghi nhận sự gia tăng mạnh của các ca Covid-19 mới trong vài tuần gần đây. Campuchia hôm 5-5 có thêm 672 ca Covid-19 mới và 3 trường hợp tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 16.971 và 110. Còn tại Lào, lệnh phong tỏa đã được kéo dài đến ngày 20-5 nhằm kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Số ca Covid-19 tại nước này là 1.072 sau khi có thêm 46 ca mới được công bố hôm 5-5.

Một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan cũng đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng, với thêm 15 ca tử vong và 2.112 ca mắc mới được ghi nhận hôm 5-5.

Câu chuyện phân hoá vaccine nước giàu- nước nghèo

Hai quan điểm đối lập trong cách phản ứng toàn cầu trước đại dịch Covid 10, đó là những nước phát triển ở phương Tây ưu tiên tiêm vaccine cho người dân của họ trước còn WHO lại có quan điểm chia sẻ bình đẳng vaccine toàn cầu.

Với nguồn cung vaccine không thể đáp ứng cho tới cuối năm nay, điều cần thiết hiện nay là cần phải nhìn nhận rằng, bất chấp những ý định tốt đẹp của WHO và sáng kiến COVAX nhằm chia sẻ vaccine công bằng trên toàn cầu, đại dịch cần một quãng thời gian tập trung vào việc "chữa cháy" ở những ổ dịch mà những quyết định khó khăn cần phải được đưa ra.

Điều đó sẽ yêu cầu các quốc gia cần có nhận thức vượt lên trên tầm nhìn của cuộc khủng hoảng y tế chỉ trong nước mình, để hiểu rằng đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo rằng việc để cho virus lây lan không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.

Ông Ali Mokdad, chuyên gia tại Trường ĐH Washington (Mỹ), đánh giá tình hình hiện nay là "rất nghiêm trọng" khi cho biết: "Các biến thể mới đòi hỏi phải có vaccine hoặc cần thêm liều tiêm đối với những người đã được tiêm chủng. Điều này khiến tiến trình kiểm soát đại dịch bị kéo dài thêm". Cũng theo ông Mokdad, những khó khăn về kinh tế khiến cuộc chiến chống Covid-19 càng thêm khó khăn tại các nước nghèo.

Theo thống kê, gần 1,2 tỉ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên thế giới cho đến giờ. Trong số này, chỉ 0,2% liều được tiêm ở 19 quốc gia có thu nhập thấp nhất.

Những biến chủng mới dễ lây hơn, cùng với tâm lý tự mãn và tình trạng thiếu nguồn lực để đối phó dịch bệnh được cho là các nguyên nhân dẫn đến diễn biến nói trên, qua đó nêu bật nguy cơ tiềm tàng của tình trạng lây nhiễm mất kiểm soát và tính cấp thiết của việc cung ứng vaccine cho các nước nghèo.

Hiện trên thế giới đang có 10 biến thể Covid-19, trong đó có 2 biến thể được phát hiện đầu tiên ở Mỹ và một biến thể đang tàn phá Ấn Độ. "Biến thể đáng lo ngại" là chủng đột biến dễ lây lan, làm chết người, kháng các loại vắc-xin và phương pháp điều trị hiện tại.

Theo đài CNBC, WHO hiện xếp 3 chủng vào danh sách biến thể loại này, gồm B.1.1.7 (được phát hiện lần đầu ở Anh), B.1.351 (Nam Phi) và biến thể P.1 (Brazil). Trong danh sách "biến thể đáng quan tâm" có B.1617, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ và hiện đã lây sang ít nhất 17 quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Singapore...

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về dịch Covid-19, cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về biến thể này. Theo thống kê, gần 1,2 tỉ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên thế giới cho đến giờ. Trong số này, chỉ 0,2% liều được tiêm ở 19 quốc gia có thu nhập thấp nhất.