- Trung Quốc áp dụng biện pháp mạnh ngăn "bom nổ chậm"
- Pháp tiêu hủy 600.000 gia cầm phòng dịch cúm lây lan
- Tây Ban Nha tiêu hủy hàng nghìn con vịt nghi nhiễm H5N8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 ở Vũ Hán, Trung Quốc
Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm H7N9, bao gồm cả việc cấm bán gia cầm sống. Theo tờ SCMP, tính trong 2 tháng đầu năm 2017, dịch cúm A/H7N9 đã khiến 94 người Trung Quốc thiệt mạng, vượt qua con số 73 ca tử vong hồi năm ngoái. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H7N9 xảy ra tại vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc. Đến nay, các phòng thí nghiệm Trung Quốc đã xác nhận 1.200 trường hợp nhiễm H7N9 ở người kể từ năm 2013. Cũng kể từ trường hợp đầu tiên vào năm 2013, dịch bệnh này vẫn xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân hàng năm.
WHO cũng lưu ý, sự bùng phát của các chủng cúm gia cầm H5 trên đàn gia cầm và chim hoang dã trên khắp châu Âu, châu Phi và châu Á cũng là một mối lo. Trong khi nguy cơ dịch lây lan đối với con người được đánh giá là thấp thì việc cảnh giác phòng bệnh rất quan trọng. “Thay đổi liên tục là bản chất của tất cả các virus cúm, vì thế cúm luôn là mối đe dọa dai dẳng và đáng kể cho sức khỏe cộng đồng”, hãng tin Reuters trích dẫn lời của Wenqing Zhang, người đứng đầu chương trình cúm toàn cầu của WHO nói.
Phần lớn các chủng cúm từng xuất hiện đều có nguy cơ rất thấp đối với con người, song các nhà virus học và chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại rằng sự xuất hiện cùng lúc của các chủng virus tại nhiều nơi trên thế giới có thể làm tăng nguy cơ khiến chúng hòa trộn và biến đổi, vì thế dễ lây sang người.