Cơm nắm muối vừng, từ món ăn "lỡ độ đường xa" đến quà quê nơi thành phố

ANTD.VN - Cơm nắm muối vừng từ lâu vốn là món ăn dân dã, nói đúng hơn là món ăn của “nhà nghèo” gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Bây giờ, cuộc sống có nhiều đổi thay, món “nhà nghèo” ấy chỉ còn xuất hiện trong những dịp đặc biệt.

Cơm nắm muối vừng, từ món ăn "lỡ độ đường xa" đến quà quê nơi thành phố ảnh 1

Món ăn “nhà nghèo”

Trước đây, cơm nắm muối vừng thường được xem là khá tiện lợi với những người lỡ độ đường. Đi đâu xa, hàng quán chẳng có thì thứ duy nhất để ấm dạ chính là cơm nắm muối vừng. Cơm nắm muối vừng vừa dễ ăn, vừa không cầu kỳ đòi hỏi bát đũa, vừa chẳng mỡ màng gì, lại vừa thơm bùi. Bây giờ, hiếm thấy ai còn mang cơm nắm muối vừng cho những hành trình dài. Đơn giản là bởi hàng quán ê hề, đi dọc cả tuyến đường Nam-Bắc hoặc liên tỉnh, liên huyện thì hàng quán cũng chẳng bao giờ thiếu. Những món ăn dọc đường cũng vô vàn các loại, phổ thông thì có bánh mỳ, mỳ tôm (chỉ cần mang theo một bình nước giữ nhiệt là đủ). Thế là cơm nắm muối vừng thành ra lại lạc hậu, kém tiện lợi.

Mùa này, dịch bệnh Covid-19 đang khá nan giản. Ngành y khuyến cáo nếu không có việc gì quan trọng thì đừng ra đường. Quán xá cũng hạn chế vì tụ tập đông người, thành ra ngồi nhẩn nha lại nghĩ đến cơm nắm muối vừng. Lại nhớ, sau hôm phát hiện ra bệnh nhân thứ 17 ở Trúc Bạch, người Hà Nội đổ ra chợ để mua sắm, tích trữ, cùng với mỳ tôm và giấy vệ sinh thì lạc, vừng, là những thứ hết đầu tiên. Vì dự trữ tiện, đây cũng là món khô, để cả tháng cũng được.

Cơm nắm muối vừng, từ món ăn "lỡ độ đường xa" đến quà quê nơi thành phố ảnh 2

Tự làm có khó?

Làm cơm nắm muối vừng cơ bản là đơn giản, tất nhiên có chút lích kích vì nhiều công đoạn. Nếu làm để đạt chuẩn thì đương nhiên cũng phải cần quen tay và kinh nghiệm cao. Nguyên liệu để chế biến cần có gạo (gạo dẻo càng tốt), gạo vo sạch nấu thành cơm, khi nấu cho nước nhiều hơn bình thường một chút để cơm dẻo. Khi chín, xới cơm ra cho bay bớt hơi, sau đó đong chừng một bát con vào một chiếc khăn sạch, túm đầu khăn lại rồi ép cho các hạt cơm quyện vào nhau, thành một khối chắc, tròn và dẹt.

Giữa lúc chống dịch như chống giặc như thế này thì việc ăn hàng là điều nên hạn chế. Chính vì thế, muốn hạn chế đi lại, nhanh, ngon và lạ miệng thì cơm nắm muối vừng đang là lựa chọn số 1 cho bữa sáng, hoặc bữa trưa. Tất nhiên, cơm nắm không nhất thiết phải ăn với muối vừng, nó có thể ăn kèm với ruốc, giò, chả, hay thịt kho, thịt rim. 

Có rất nhiều kiểu nắm cơm, có người nắm thành khối dài, có người lại vo tròn nhỏ như quả táo để dễ ăn. Tuy nhiên, ở Hà Nội, cơm nắm có hình dạng khá thống nhất, tức là như cái bánh tròn và dày chừng 1,5cm. Khi ăn thì lấy dao xắt ra thành từng miếng. Ở các cửa hàng nhập khẩu bây giờ bán các hộp làm cơm bento, nó như một dạng khuôn với đủ các hình thù, làm cơm nắm theo cách này cũng được, tuy nhiên nắm cơm không chắc.

Cơm nắm thường được ăn nguội. Muối vừng được chế biến như sau: Lạc mua về lựa bỏ những hạt kẹ, lép, thối. Nếu là rang chảo thì để nhỏ lửa, đảo đều tay, đến khi lạc nổ lách tách và vàng đều thì đổ ra để nguội rồi xoa cho tách vỏ. Khi sạch vỏ rồi cho vào cối hoặc máy xay vỡ. Có thể rang lạc bằng lò vi sóng hoặc là nồi chiên không dầu. Tuy nhiên, rang cách này lạc không thơm bằng rang chảo lửa. Tương tự, vừng loại chưa tách vỏ rang thơm, giã mịn rồi đem trộn cùng lạc đã chế biến trước đó.

Bây giờ, người làm muối vừng thường bỏ luôn bột canh i-ốt loại bán sẵn ngoài siêu thị. Như thế muối vừng sẽ không khô, khó để được lâu. Muốn để lâu phải rang muối hạt rồi giã mịn, trộn tùy theo khẩu vị (mặn,nhạt).

Cơm nắm muối vừng, từ món ăn "lỡ độ đường xa" đến quà quê nơi thành phố ảnh 3

Ngon hơn mỳ ăn liền

Giữa lúc chống dịch như chống giặc như thế này thì việc ăn hàng là điều nên hạn chế. Chính vì thế, muốn hạn chế đi lại, nhanh, ngon và lạ miệng thì cơm nắm muối vừng đang là lựa chọn số 1 cho bữa sáng, hoặc bữa trưa. Tất nhiên, cơm nắm không nhất thiết phải ăn với muối vừng, nó có thể ăn kèm với ruốc, giò, chả, hay thịt kho, thịt rim. 

Quãng hơn 30 năm trước, có nằm mơ cũng không tưởng tượng được có một ngày, cơm nắm muối vừng lại trở thành món quà, mà đôi khi người được tặng cảm thấy quý và ngon. Cơm nắm theo chân những gánh hàng rong đi khắp các phố phường Hà Nội. Rồi được bán cả trong những hàng giò chả nổi tiếng ở phố. Sánh ngang cùng với những bánh dày giò hoặc nem tai, nem Phùng.

Nói thì bảo nó là thức ăn đơn giản, nhưng nắm được nắm cơm trắng trong, chắc mà không bết dính đương nhiên cần nhiều kinh nghiệm và cả sự khéo léo. Bây giờ, đa phần nấu cơm bằng nồi cơm điện nên có vẻ nấu được nồi cơm dễ hơn là thủa còn nấu củi, nấu rơm. Tuy nhiên, căn lượng nước sao cho đủ để cơm dẻo chứ không nát hay khô cũng khó chứ không đùa. Cơm nấu xong phải nắm ngay từ khi còn nóng để những hạt cơm quyện dính vào nhau, khéo léo là ở chỗ nắm cơm nắm xong vẫn nhìn rõ những hạt cơm dẻo trong chứ không bị nát.

Cơm nắm muối vừng, từ món ăn "lỡ độ đường xa" đến quà quê nơi thành phố ảnh 4

Người Hà Nội từ lâu đã rất quen thuộc với những tiếng rao cơm nắm muối vừng. Nhưng ít ai biết rằng chỉ cách Thủ đô không xa có một làng  nghề làm nên thứ quà quê ngon và tinh tế như vậy, đó chính là mảnh đất Lạc Đạo, Hưng Yên. Nghề được hình thành từ khoảng những năm 70 của thế kỷ trước. Nhiều người dân Lạc Đạo trở nên khấm khá từ nghề này. Khởi đầu cả xã chỉ có vài người nắm cơm bán, dần dần hầu như nhà nào cũng làm cơm nắm, có người đi bán ở khắp các tỉnh lân cận. 

Tin đọc nhiều