Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không

ANTD.VN - Đã có ghi nhận về việc Hải quân Nga dùng tên lửa phòng không trong vai trò tên lửa chống hạm khi chống lại Ukraine.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Việc sử dụng tên lửa phòng không hạm tàu cho vai trò chống mục tiêu mặt nước đã được Hải quân Mỹ thực hiện trong quá khứ, tuy nhiên Nga mới chỉ trải qua lần thực chiến đầu tiên.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Vào lúc 01h00 ngày 22/3 theo giờ Moskva, khinh hạm Đô đốc Makarov - Dự án 11356R thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã tấn công tàu quét mìn Neteshin (U700) - Dự án 535M của Hải quân Ukraine.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Vũ khí được sử dụng là tên lửa phòng không Shtil-1, địa điểm giao chiến tại khu vực Chernomorsk (Ilyichevsk), cách Odessa 30 km về phía Nam. Tàu Ukraine khi đó đang tiến hành rải mìn, sau khi trúng đạn của tàu Nga, chiếc Neteshyn đã phải rút lui.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Hiện vẫn chưa rõ số phận của thủy thủ đoàn và thiệt hại cụ thể mà con tàu quét mìn của Hải quân Ukraine phải nhận ra sao, còn về chiến hạm Nga, nó vẫn tiếp tục trực chiến ngoài khơi bờ biển Odessa.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiếc Neteshin của Ukraine chỉ có lượng choán nước đầy tải 298 tấn. Chiều dài 40,9 m, chiều rộng 8,1 m, mớn nước 2,07 m, tốc độ tối đa 12,5 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 24 người. Tầm hoạt động 1.500 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Trong khi đó đối thủ của nó - khinh hạm Đô đốc Makarov là chiếc thứ ba thuộc lớp Đô đốc Grigorovich - Dự án 11356R, được Nhà máy đóng tàu Yantar ở Kaliningrad chế tạo cho Hải quân Nga, chính thức hạ thủy ngày 29/2/2012.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.620 tấn và lên tới 4.035 tấn khi đầy tải; chiều dài 124,8 m; chiều rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; thủy thủ đoàn 200 người. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.850 hải lý khi chạy ở vận tốc kinh tế 14 hải lý/giờ, thời gian bám biển 30 ngày.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Vũ khí trang bị của chiến hạm Đô đốc Makarov rất mạnh và toàn diện, với cụm bệ phóng UKSK mang 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr-NK (có thể triển khai cả tên lửa đối đất lẫn tên lửa chống ngầm) và 2 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Ngoài ra trên tàu còn có 1 pháo hạm A-190 cỡ 100 mm, 2 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Kashtan phòng thủ tầm cực gần, 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm và 2 dàn rocket săn ngầm RBU-6000.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Sàn đáp cùng nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho phép mang theo 1 trực thăng săn ngầm hạng trung loại Ka-27PL (hoặc Ka-31 mini AWACS) trong các chuyến hải trình dài.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Vấn đề tiếp theo cần nhắc tới đó là trong một số cuộc diễn tập, Hải quân Nga đã dùng tổ hợp phòng không Redut hoặc Shtil-1 cho vai trò diệt mục tiêu mặt nước, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra trong thực chiến.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Tên lửa 9M317M thuộc hệ thống phòng không tầm trung Shtil-1 tiêu diệt được mục tiêu là máy bay ở cự ly 50 km, trần bay 15 km; hoặc tên lửa chống hạm cách xa 3,5 - 12 km ở tầm cao 5 - 10.000 m.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Một điều rất đáng chú ý, ngoài chức năng chính là phòng không, khi cần thiết tên lửa 9M317ME còn có thể sử dụng để tiêu diệt tàu chiến mặt nước của đối phương từ khoảng cách 3,5 - 25 km.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Nhờ những ưu điểm như giá thành rẻ hơn hẳn tên lửa chống hạm và thời gian phản ứng rất nhanh, 9M317ME tỏ ra đặc biệt hữu hiệu khi chống lại các tàu tấn công nhanh cỡ nhỏ.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Mặc dù không có khả năng bay hành trình bám biển như tên lửa chống hạm thực thụ, nhưng vận tốc cực lớn (lên tới Mach 4,5) chính là phương án hữu hiệu nhất để loại tên lửa này vượt qua hệ thống đánh chặn của đối phương.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Mặc dù đầu đạn của tên lửa 9M317ME khá nhỏ (chỉ 62 kg) và lại là loại phá mảnh chứ không phải xuyên giáp nên gần như không thể bắn chìm tàu chiến, nhưng nó vẫn đủ để tiêu diệt tất cả sinh lực trong cabin chỉ huy cũng như phá hủy toàn bộ hệ thống radar trinh sát.
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không
Chiến hạm Nga bắn hỏng tàu hải quân Ukraine bằng... tên lửa phòng không