Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga

ANTD.VN - Những biện pháp trừng phạt chống Nga đang phàn tác dụng, khiến người dân châu Âu cảm thấy rõ vô số hậu quả đi kèm.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Cố vấn của Thủ tướng Hungary - ông Balazs Orban đã kêu gọi Liên minh châu Âu ngừng áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga và tập trung vào những cuộc đàm phán.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Ông Balazs Orban nói rằng nếu vẫn đối đầu, châu Âu sẽ thế thua do các vấn đề kinh tế.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Ông Alexander Kamkin, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Đức tại Viện Châu Âu, thuộc Viện Hàn lâm Nga cho biết: thiệt hại với châu Âu từ những lệnh cấm vận chống Nga không chỉ ở vấn đề năng lượng mà còn cả những khía cạnh sâu hơn.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
“Ví dụ như ở Đức, họ tự trấn an bằng một quá trình chuyển đổi xanh, và hiện nay vấn đề thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt đang diễn ra trong quá trình sản xuất, điều này thực sự có nguy cơ dẫn đến khoảng cách xã hội và sự sụp đổ trong nền kinh tế".
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
"Đức không chỉ là nước tiêu thụ khí đốt, họ sẽ tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu xanh sang các nước châu Âu khác. Việc Phần Lan từ chối xây dựng nhà máy điện hạt nhân với sự hợp tác của Rosatom, các dự án cơ sở hạ tầng khác bị đóng băng gây nguy cơ lớn".
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
"Tất cả những điều này sẽ dẫn đến thiệt hại hàng tỷ USD và rủi ro cho các nước châu Âu, vốn phụ thuộc vào các quyết định được đưa ra ở Brussels. Chúng tôi cũng đang nói về Hungary”, ông Kamkin giải thích trong một cuộc phỏng vấn với tờ PolitExpert.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Lời kêu gọi của ông Orban theo nhận xét là cực kỳ thời sự, được đưa ra bởi mối quan tâm về tương lai của nền kinh tế châu Âu và quá trình hội nhập.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Các nhà khoa học chính trị tin rằng mâu thuẫn giữa các quốc gia EU và chính sách của Washington là một đường đứt gãy bổ sung bên trong châu Âu, cùng với các vấn đề cấp bách về di cư, chính sách ngân sách và hơn thế nữa.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
“Chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo châu Âu tới Ukraine có thể được coi là một tín hiệu cho Kyiv rằng đã đến lúc phải từ bỏ chính sách đối đầu cứng rắn. Nhưng rõ ràng trung tâm ra quyết định không phải ở Berlin, Budapest và Brussels".
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
"Do đó, việc Anh - Mỹ tiếp tục phá hoại nền kinh tế châu Âu theo cách này là vô cùng có lợi để đảm bảo ưu thế cạnh tranh của mình. Liệu EU có đi đến chính sách độc lập hơn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ”, ông Kamkin nói thêm.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Trong bối cảnh đó, chúng ta có thể nói về sự ấm lên của quan hệ giữa châu Âu và Nga "với sự lạc quan cực kỳ thận trọng", người đối thoại của tờ PolitExpert tin tưởng. Tuy nhiên trong những tháng tới, việc liên kết các sự kiện này khó có thể thực hiện được.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
“Có thể đến mùa Đông, do nhận thức được nhu cầu, châu Âu sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại dễ hiểu hơn. Khôi phục quan hệ chính trị, bầu không khí tin cậy tương đối - điều này sẽ mất ít nhất 10 năm” nhà khoa học chính trị đề xuất.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Việc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp nhà nước tan rã và bị xóa bỏ hoàn toàn. Một ví dụ sinh động là Nam Tư, nơi đã thực sự bị tan rã bởi tập thể phương Tây, nhà khoa học chính trị nhớ lại.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Nếu các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, điều này có nghĩa là các nước đưa ra chúng sẽ thua trong cuộc chiến trừng phạt. Liệu những chính trị gia châu Âu có thể vượt qua chính mình và thừa nhận thất bại của bản thân vẫn là một câu hỏi không dễ trả lời.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Việc rút dần các biện pháp trừng phạt hoặc sửa chữa hiện trạng bằng hình thức bỏ qua tài chính, kinh tế là có thể thực hiện. Nhưng việc khôi phục hoàn toàn quan hệ trong điều kiện Nga đang giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ sẽ là một điều rất hiếm khi xảy ra trong thực tiễn thế giới.
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga
Châu Âu đã tự đưa mình vào bẫy trừng phạt chống Nga