Chặt hàng nghìn cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân - bài học từ Mỹ và Anh

ANTĐ - Mùa thu năm 2013, một thành phố trong quận Brooklyn, New York, Mỹ, đã cắt, chặt bỏ khoảng 2.000 cây xanh nhằm ngăn chặn loài thực vật này gây họa cho người đi đường. 

Chặt cây để đảm bảo an toàn cho mọi người

Lý do của vụ việc này là rễ của hầu hết những cây ở đây đã bị mục rữa do phải hứng chịu những trận bão cát, ngâm nước muối trong một thời gian dài và chịu đựng những trận mưa không ngớt.  
Chặt hàng nghìn cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân - bài học từ Mỹ và Anh ảnh 1Cây lâu năm bị bật gốc, gây nguy hiểm cho mọi người

Theo ông Chuck Reichenthal, một quan chức tại New York cho biết: “Chúng tôi phải chặt bỏ cây ở một số nơi như Coney, Sea Gate, và Bensonhurst. Mặc dù rất buồn, nhưng ban quản lý thành phố cần phải chặt bỏ chúng vì những cây này đã tồn tại rất lâu rồi. Chúng có thể gây mất an toàn cho người tham gia giao thông”.

Ông nhấn mạnh: “Mọi người đều hy vọng thành phố sẽ trồng lại cây mới để thay thế những cây đã bị đốn hạ”.

Trong cơn bão năm 2012, hơn 20.000 cây đã bị phá hủy trong một trận bão cát dữ dội, nước lợ từ cơn bão ngấm sâu vào đất vùng Nam Brooklyn, gây thiệt hại cho hệ thống rễ. Một số cây vẫn sống sót sau trận bão, nhưng lá đã chuyển sang màu nâu và cành lá thưa thớt. Điều này thật sự nguy hiểm bởi chúng có thể đổ bất cứ lúc nào.
Chặt hàng nghìn cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân - bài học từ Mỹ và Anh ảnh 2Cây đổ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Một cư dân đảo Coney, Martin Novitsky đã bị chấn thương vào tháng 7-2013 do bị một nhánh cây rơi xuống khi đi bộ trên đường. Ông Novitsky cho rằng: “Thành phố nên theo dõi và nhanh chóng dọn dẹp những cây sau bão”.

Geoffrey Croft, Chủ tịch nhóm cơ quan giám sát cây xanh thành phố New York nhấn mạnh: “Rõ ràng rất quan trọng để loại bỏ những cây đã chết, mục nát hoặc những cây đã quá lâu năm để đảm bảo an toàn cho người dân trong thành phố. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tăng số lượng các nhân viên thanh tra để ngăn chặn bất kỳ trường hợp tổn thương xảy ra với người dân”.

Trong năm 2013, nhóm giám sát đã bắt đầu khảo sát khoảng 48.000 cây bị hư hỏng, 4.500 cây khác sẽ được tái kiểm tra vào mùa thu.

Cắt bỏ hàng loạt cây trong công viên Bay City State do thân bị mục rữa

Tại công viên Bay City State thuộc tiểu bang Michigan, Anh, hàng trăm cây tro, cao khoảng 100 feet cũng bị phá bỏ phá hủy bởi e sợ rằng, bệnh đục thân sẽ khiến cây có thể đổ bất cứ lúc nào.

Các quan chức tại hạt Bangor cho biết, khoảng 540 cây trong công viên bị nhiễm khuẩn sẽ được chặt bỏ ngay khi giải phóng được mặt bằng. Họ nói rằng, vì xung quanh đó là các tòa nhà giải trí có rất nhiều người qua lại, đặc biệt là trẻ em nên việc chặt cây phải hết sức cẩn thận.

Phil Norman, chủ sở hữu của Công ty sản xuất gỗ Norman cho hay: “Chúng tôi sẽ đảm nhận thực hiện công việc này, nó có thể được hoàn thành trong vòng 1 tháng. Việc chặt bỏ sẽ không được tiến hành nhanh chóng…. bởi còn rất nhiều máy móc cần được chuyển vào bên trong công viên”.

Công ty sản xuất gỗ Norman được Sở Tài nguyên Michigan, trao quyền khai thác và sử dụng gỗ từ thân cây tro với số tiền 852,5 USD. Công ty đang có kế hoạch bán gỗ cho các nhà máy trong khu vực Au Gres và Gladwin.

George Lauinger, quản lý công viên ở Khu giải trí Bay City State, cho hay,  hầu hết những cây được loại bỏ nằm trong phần đất phía đông của công viên, khu vực thu hút nhiều khách du lịch mỗi năm. Việc loại bỏ những cây này nhằm thay đổi diện mạo của công viên, biến khu vực rậm rạp thành nơi thăm quan đầy nắng. Đồng thời đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Tuy nhiên, ông Lauinger bày tỏ rằng, nếu chặt số cây này, sẽ có rất ít bóng mát trong tương lai. 

Alicia Wallace, điều phối viên của Chương trình Suppression Gypsy Moth Bay County lưu ý, những cây bị chặt đều bị tác động bởi sâu đục thân, một loại côn trùng đến từ Trung Quốc. Loại sâu này đã gây bệnh rộng khắp khu vực Detroit, Michigan vào đầu năm 1990. Nó đã không được phát hiện ở Michigan cho đến năm 2002, xuất hiện ở hạt Bangor vào năm 2007.

Theo bà Wallace, sâu đục thân thường phát triển tới đỉnh điểm sau 7 đến 8 năm, kết quả là thân cây dần bị mục rữa, có thể gây tai nạn bất ngờ cho những người tới gần nó. Cho đến bây giờ, khu công viên tại hạt Bangor có rất nhiều cây bị nhiễm bệnh.

Bà Wallace nhấn mạnh: “Chúng tôi đang kiểm tra 3.500 cây trong công viên. Hy vọng rằng, có thể điều trị thành công khoảng 90 phần trăm của những cây này”.

Điều trị và nỗ lực trồng lại

Điều phối viên Wallace bày tỏ, cô rất thất vọng khi thấy nhiều cây bị chặt bỏ ở khu vực Recreation Area Bay City và hiện đang làm việc với các quan chức địa phương để điều trị cho hơn một chục cây tro tại công viên tiểu bang với hy vọng cứu chúng.

Bà nói: “Thật tuyệt vời khi họ cho chúng tôi cơ hội để cứu sống những cây đó. Họ đã làm rất tốt mọi việc". 

Heidi Frei, một quan chức tại Bangor cho biết: "Chúng tôi đang tích cực quản lý mầm bệnh, không để nó lây lan sang các cây sồi và những cây khác trong công viên. Nếu chúng lan rộng, rất có thể chúng tôi sẽ phải chặt thêm cây". 

Trong khi đó, những người quản lý tại Bay City State đang chuẩn bị để trồng lại cây tại công viên. Họ đã tìm đến nhiều công ty bán cây và tạo cảnh quan đô thị để hỏi mua số lượng lớn cây giống. 

Ông Michalski, một thành viên trong nhóm quản lý nhận định: "Một khi chúng ta chặt cây, đất sẽ trở nên cằn cỗi. Tôi cho rằng có thể trồng lại khoảng 75% số cây bị mất".