Chất bảo quản: "Sát thủ giấu mặt" trong những sản phẩm làm đẹp

ANTĐ - Những độc tính trong chất bảo quản trong thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng đôi khi không phát bệnh ngay, mà ngấm dần vào cơ thể trong khoảng thời gian dài mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Khi đó người bệnh không biết nguyên nhân để chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới bệnh mãn tính và tử vong.

Ngày nay, khi đời sống kinh tế đã có phần dư giả hơn trước, người dân bắt đầu quan tâm và chú trọng đến vấn đề ngoại hình và sức khỏe của mình hơn. Vì khi sở hữu một thần thái tươi tắn, kết hợp cùng tinh thần khỏe mạnh, con người ta sẽ cảm thấy tự tin, và có phần thuận lợi hơn trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.

Đặc biệt, trong những năm gần đây cánh phái đẹp bắt đầu quan tâm hơn đến các sản phẩm làm đẹp và hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chức năng với hàng trăm mặt hàng trong và ngoài nước, đủ mọi giá thành và nhãn hiệu.

Chất bảo quản: "Sát thủ giấu mặt" trong những sản phẩm làm đẹp ảnh 1

Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng

Chúng có rất nhiều loại với công dụng làm đẹp đa dạng khác nhau như: chống lão hóa, căng da mặt, giảm tàn nhang và mụn, làm trắng… Vì khả năng hấp thu cao và hiệu quả được nhiều người chứng thực, nên những mặt hàng này rất được nhiều người tin dùng

Nhưng gần đây, càng ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp dị ứng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, mặc dù người tiêu dùng đã cẩn thận lựa chọn những sản phẩm uy tín. Nhẹ thì bị kích ứng da, nổi mẩn, ngứa ngáy, nặng hơn thì mặt biến dạng, phù nề, hoặc cơ thể gặp những triệu chứng khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Ngoài những lý do như do cơ địa, hay dị ứng với một thành phần nào đó trong mỹ phẩm, thì còn một lý do khác ít ai để ý, đó chính là chất bảo quản.

Chất bảo quản tồn tại trong rất nhiều loại sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày, nó có tác dụng ức chế, ngăn chặn quá trình vi khuẩn phát tán, giúp sản phẩm kéo dài hạn sử dụng hơn mức bình thường và không nhanh chóng hư hỏng. Vì sản phẩm cần tiêu tốn một khoảng thời gian nhất định để đi từ khâu chế biến đến tay người tiêu dùng, nên việc dùng chất bảo quản là cần thiết.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không thuộc những mặt hàng có sức tiêu thụ cao, nên khả năng tồn kho của chúng là rất lớn. Có thể, để hạn chế rủi ro và giảm thiểu tổn thất về lợi nhuận, nhà sản xuất có thể dùng chất bảo quản vượt liều lượng cho phép. Điều đó có nghĩa là sản phẩm sẽ để được lâu hơn, nhưng rủi ro đối với người tiêu dùng cũng cao hơn.

Chất bảo quản: "Sát thủ giấu mặt" trong những sản phẩm làm đẹp ảnh 2

Nếu dùng các sản phẩm làm đẹp chất lượng kém có thể gây tác hại khôn lường (Ảnh minh họa)

Trong một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các chất bảo quản trong mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có thể khiến người ta dễ dị ứng, nhất là ở trẻ nhỏ. Cách đây không lâu, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn khẩn về việc bổ sung quy định cấm 5 dẫn xuất Paraben và chất Methylisothiazolinone (MIT) dùng trong mỹ phẩm vì khả năng gây dị ứng da, ung thư, vô sinh và tác động đến hệ nội tiết, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Những sản phẩm này không chỉ xuất hiện trong những sản phẩm trôi nổi mà còn có cả trong những hãng có tên tuổi.

Các chuyên gia khuyến cáo, những độc tính trong chất bảo quản trong thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng đôi khi không phát bệnh ngay, mà ngấm dần vào cơ thể trong khoảng thời gian dài mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Khi đó người bệnh không biết nguyên nhân để chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới bệnh mãn tính và tử vong.

Để sử dụng TPCN năng an toàn, tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm không chứa CBQ và sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Cách nhận biết những sản phẩm này là chúng có thời hạn sử dụng ngắn nên không thể lưu giữ được lâu, hạn tối đa chỉ khoảng 1 năm. Trái ngược với những sản phẩm dùng CBQ, có thời hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nên mua các sản phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Bởi thương hiệu được xem là “giấy bảo đảm chất lượng” cho chính sản phẩm khi đưa ra thị trường.