“Chân dung” suy thoái kinh tế lộ rõ ở khu nhà trọ công nhân

ANTĐ - Công nhân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp khi kinh tế suy thoái hay phát triển. Chỉ cần quan sát những nhà trọ gần khu công nghiệp là thấy rõ điều này.

Cách đây khoảng 2 đến 3 năm, công nhân muốn thuê phòng trọ ở gần khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội không hề đơn giản. Thời điểm đó, nhà trọ ở những khu như Kim Chung, Đông Anh luôn trong tình trạng “cháy” phòng trọ.

Giờ thì đã hoàn toàn khác, thay vào cảnh chợ công nhân tấp nập hay những khu trọ chật kín người là sự đìu hiu. Dọc ngõ nhỏ thôn Hậu Dưỡng là nhan nhản những tấm bảng, biển mời chào cho thuê phòng trọ. “Gia đình tôi có 70 phòng trọ. Trước đây lúc nào cũng kín, vậy mà giờ luôn bỏ trống đến hơn 2/3”- Anh Nguyễn Văn Hưng, ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội cho biết.

Kinh tế gặp khó khăn, khu công nghiệp cắt giảm lao động thì đương nhiên nhà trọ sẽ trở nên thừa thãi. Và bức tranh kinh tế nhìn từ khu công nghiệp sẽ thấy được rõ “chân dung” của nó đang ở giai đoạn đang rất khó khăn.

Chùm ảnh:

"Con phố" công nhân ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung trước đây nhộn nhịp giờ buồn tẻ
do số lượng công nhân thuê trọ giảm

 

Công nhân trong một số khu công nghiệp cắt giảm đồng nghĩa với việc
 nhà trọ gần KCN thừa thãi, ế ẩm
.

Biển cho thuê nhà trọ giăng khắp nơi

Khu nhà trọ của gia đình anh Nguyễn Văn Hưng ở thôn Hậu Dưỡng trước đây luôn chật kín,
 giờ còn thừa đến gần 30 phòng trong tổng số 70 phòng.

Thêm dịch vụ đi kèm để thu hút công nhân thuê trọ

Biển tìm người cho thuê phòng trọ treo, dán khắp nơi

Khu trọ làng Bầu cửa đóng im ỉm gần năm nay do nhu cầu của công nhân giảm sút

 

Phòng trọ, ki ốt đều mời gọi khách...

...và nhiều phòng hạ giá từ 500 xuống 400 trăm nghìn đồng/tháng nhưng vẫn không có khách thuê

Gia đình nhà ông Phượng Chiến có 5 phòng cho thuê trọ nhưng cả năm nay chỉ có 2 khách thuê

Khu ở công nhân ở ngõ21 thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung giờ lặng vắng
chứ không còn sầm uất như cách đây 2 năm

Khu trọ trên mặt tiền thôn Hậu Dưỡng đã lâu không còn người thuê nữa

Khu chợ thôn Hậu Dưỡng từng sầm uất với hàng nghìn công nhân, giờ vắng vẻ, 
các ki-ốt khóa trái cửa, treo biển cho thuê