Cần thiết thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, phòng vệ thương mại l à công cụ để lập lại môi trường cạnh tranh công bằng nhằm bảo vệ năng lực của nền kinh tế, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thông tin về vấn đề phòng vệ thương mại cho phóng viên các cơ quan báo chí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thông tin về vấn đề phòng vệ thương mại cho phóng viên các cơ quan báo chí

Ngày 19-11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối với Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại (PVTM) cho các cơ quan báo chí.

Thông tin tại hội nghị, ông Trần Quốc Khánh cho biết, từ khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA), PVTM đã tác động mạnh đến quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các công cụ PVTM được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích của các quốc gia trên thế giới hiện nay.

PVTM bao gồm các biện pháp chủ yếu như: biện pháp tự vệ được áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến vì cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế, vì hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến, gây ra tình trạng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước thì áp dụng biện pháp tự vệ; biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng khi hàng hóa XK trong nước có biểu hiện bán phá giá và có biểu hiện được Nhà nước trợ cấp để xuất khẩu…

Theo thống kê của WTO, hơn 25 năm qua, các nước đã khỏi xướng điều tra tổng cộng 6.300 vụ việc chống bán phá giá, 632 vụ chống trợ cấp, 400 vụ việc tự vệ. Trung bình mỗi năm hơn 290 vụ và điều này chứng tỏ, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các vụ việc PVTM ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Nếu ở giai đoạn 2005 – 2010 mới có 25 vụ việc thì trong giai đoạn từ 2011 – 2015 là 53 vụ. Đặc biệt giai đoạn 2016 -9/2021 đã tăng lên 109 vụ việc. Giai đoạn trước năm 2005 tổng số vụ việc khoảng 52 vụ nhưng tổng số vụ việc cho đến nay là 208 vụ.

Số lượng các vụ việc chống lẩn tránh đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, nhất là khi một số nước có hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam lại sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ một số khu vực đang bị áp dụng biện pháp PVTM như thép, nhôm...

Ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, thời điểm cuối năm, nhiều mặt hàng sẽ được ưu đãi lớn nhằm kích cầu tiêu dùng, năng lực sản xuất sẽ gia tăng, kéo theo đó lẩn tránh PVTM để hưởng ưu đãi cũng tăng cao.

Vì vây, cần nâng cao năng lực PVTM để ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đảm bảo hàng hóa sản xuất trong nước được cạnh tranh công bằng.