Cần 3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh mượn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bộ GD-ĐT đang lên phương án trình Chính phủ trích ngân sách 3.500 tỉ đồng để mua sách giáo khoa nhằm đáp ứng 70% nhu cầu học sinh cần mượn để sử dụng.
Dự kiến cần chi ngân sách 3.500 tỉ đồng để phục vụ nhu cầu mượn sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018
Dự kiến cần chi ngân sách 3.500 tỉ đồng để phục vụ nhu cầu mượn sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu, tính toán và đề xuất nhiều phương án sử dụng ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường.

Theo đó, có 3 phương án được đưa ra: Thứ nhất là nhà nước mua 100%; Thứ hai là nhà nước mua 70% số sách giáo khoa theo nhu cầu và cuối cùng là mua sách giáo khoa cho học sinh nghèo mượn như hiện nay.

Qua phân tích, đánh giá, Bộ GD-ĐT chọn phương án 2 là nhà nước mua sách giáo khoa cho 70% số học sinh, bởi vì có những em gia đình có điều kiện và có nhu cầu mua sách giáo khoa sử dụng riêng.

Phương án này đang được Bộ GD-ĐT thống nhất với Bộ Tài chính để trình lên Chính phủ. Nếu thực hiện phương án này, ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học sẽ cần 3.500 tỉ đồng để đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về SGK của học sinh cả nước. Sau đó, mỗi năm sẽ bổ sung khoảng 20%.

Trước đó, Chính phủ đã thống nhất giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK phổ thông cho học sinh mượn sử dụng và triển khai ngay trong năm học 2022 - 2023.

Tuy nhiên, tại hội thảo về biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn sách giáo khoa phổ thông diễn ra ngày 29-9, ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết không kịp thực hiện trong năm học này nên sẽ cố gắng để triển khai từ năm học 2023 - 2024.

Tin cùng chuyên mục