Bước đột phá trong nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người

ANTĐ -  Mới đây các nhà nghiên cứu khoa học thuộc đại học Stanford (Mỹ)  đã cho phát triển một loại kỹ thuật mới có thể kéo dài tuổi thọ của những tế bào cấy ghép, đồng nghĩa với việc đề ra một giải pháp triển vọng trong công tác chữa bệnh cũng như kéo dài tuổi thọ của con người.

Đặc điểm trọng yếu của kỹ thuật này đó là làm tăng độ dài các đầu mẩu của nhiễm sắc thể nằm trong các tế bào của cơ thể con người, nhằm giúp cải thiện hoạt động của chúng. Thông thường, các nhiễm sắc thể sẽ ngày một ngắn đi sau quá trình phân chia tế bào mới, và đó cũng chính là lúc các tế bào trong cơ thể chết đi.

Với kỹ thuật này, các đầu mẩu nhiễm sắc thể có thể được kéo dài ra tới 10%

Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể người, mỗi ngày cơ thể chúng ta có hàng triệu tế bào sinh ra và chết đi. Với kỹ thuật này, các đầu mẩu nhiễm sắc thể có thể được kéo dài ra tới 10%, đồng nghĩa với việc các tế bào có thể sản sinh ra gấp 28 lần so với thông thường đối với tế bào da và gấp 3 lần đối với tế bào cơ. Đây sẽ là nguồn cung cấp tế bào cực lớn cho việc thử nghiệm các loại thuốc tại phòng thí nghiệm.

Tiến sĩ Helen Blau, giáo sư lĩnh vực vi sinh vật học và miễn dịch học thuộc đại học Stanford cho biết: “Cách tiếp cận này cho phép tiến tới việc phòng ngừa và cứu chữa những căn bệnh do quá trình lão hóa gây nên”.

Đây có thể là một bước ngoặt trong việc kéo dài tuổi thọ con ngườiMột bài báo về công trình nghiên cứu này đã được đăng tải trên tuần báo của hiệp hội nghiên cứu sinh của Mỹ (FASEB).

John Cooked, người đứng đầu lĩnh vực khoa học tim mạch thuộc viện nghiên cứu Houston, đồng thời là cộng sự của bà Blau trong công trình này, cho biết “Đây chính là bước đầu mở ra sự phát triển của liệu pháp cải thiện tế bào và có thể giải quyết được sự rối loạn chức năng thường gặp ở cơ thể con người khi già đi”.

Nếu thành công, đây sẽ là một bước tiến cực lớn trong y học cũng như trong khoa học nghiên cứu việc kéo dài tuổi thọ con người.