'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM

ANTD.VN - Phương pháp tiêm kích MiG-29 Ukraine bắn tên lửa chống radar AGM-88 HARM do Mỹ viện trợ đã phần nào được làm sáng tỏ.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Hình ảnh tiêm kích MiG-29 Ukraine bắn tên lửa chống radar AGM-88 HARM đã xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, thậm chí có tin Israel đã giúp Kyiv tích hợp hai vũ khí khác hệ vào với nhau, vậy sự thật ra sao?
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Đầu tiên, một thiết bị rất cụ thể vẫn sử dụng để bắn tên lửa AGM-88 - giá treo loại LAU-118/A đã được gắn vào mấu cứng dưới cánh tiêm kích MiG-29, từ đó quả đạn HARM được phóng đi như trên chiến đấu cơ Mỹ, nhưng vì sao chúng lại ghép nối được?
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Quá trình phóng trực tiếp tên lửa AGM-88 HARM từ tiêm kích MiG-29 của Ukraine diễn ra như thế nào đã được ấn phẩm Calcalist của Israel trình bày trong một bài viết đăng tải ngày 10 tháng 9 năm 2022.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Tại sao một tờ báo ít được biết đến lại có thông tin về một chủ đề đầy tính bí mật như vậy vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên các nhà phân tích của cổng thông tin thực sự đã đưa ra lời giải thích rất đáng để quan tâm.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Tờ Calcalist tuyên bố rằng các chuyên gia đến từ Tập đoàn Raytheon của Mỹ chính là những người đã giúp điều chỉnh tên lửa HARM để bắn từ tiêm kích MiG-29 và công nghệ phóng trực tiếp sẽ diễn ra như sau.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Tên lửa AGM-88 HARM được cung cấp năng lượng không phải từ máy bay mà thông qua pin di động gắn trên chiếc tiêm kích. Để phóng đạn, một dây cáp được kết nối với cabin của phi công, ở "đầu ra" là cảm biến bức xạ radar và nút khởi động.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Cảm biến trên tên lửa HARM hoạt động liên tục và được cấp nguồn bằng pin "gắn ngoài", việc phóng đạn xảy ra ngay sau khi phát hiện ra bức xạ. Để bắn trực diện, MiG-29 sẽ cần phải nâng mũi lên 20 - 30 độ, tầm bắn thực tế khi đó được khoảng vài chục km.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Các nhà phân tích của tờ Calcalist còn đưa ra một giả định khá thú vị rằng trên thực tế, mục tiêu chính của những chiếc MiG-29 với tên lửa AGM-88 HARM là đài radar trinh sát pháo binh của tổ hợp Zoopark-1M.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Tuy nhiên họ cũng không loại trừ khả năng đối tương thực sự của những phi vụ chế áp phòng không đối phương do Không quân Ukraine thực hiện là các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống Buk hay S-300 của Nga.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Mô tả trên về công nghệ phóng tên lửa AGM-88 HARM từ tiêm kích MiG-29 của Ukraine do tờ Calcalist của Israel đưa ra theo nhận xét: Có thể được coi là một trong những cách giải thích khả thi".
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Không chỉ có vậy, theo phương pháp ghép nối như trên, ngoài tiêm kích MiG-29 thì cả Su-27 cũng như máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Không quân Ukraine đều có thể mang tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Thực tế chiến trường cũng đã ghi nhận trường hợp tiêm kích Su-27 của Ukraine mang tên lửa AGM-88 HARM khi hoạt động, chỉ chưa có bằng chứng Su-24 cũng đã được tích hợp vũ khí này mà thôi.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là ngoài tên lửa chống radar AGM-88 HARM thì các chiến đấu cơ thuộc hệ Liên Xô của Ukraine còn mang được những loại vũ khí hàng không nào do NATO sản xuất?
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Đây có lẽ sẽ là bí mật chỉ được Ukraine và các nhà tài trợ vũ khí cho họ nắm giữ, mục đích nhằm gây bất ngờ cho quân Nga trên chiến trường.
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM
'Bật mí' cách tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng được tên lửa chống radar AGM-88 HARM