Bàn về cách đọc sử xưa của người thời nay

ANTĐ -Cuộc tọa đàm diễn ra vào 14h thứ hai ngày 20-4 tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu với sự tham gia của các nhà văn Trần Chiến (tác giả tiểu thuyết Cậu ấm, Gót Thị Màu đầu Châu Long), nhà văn-nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (tác giả Me Tư Hồng), nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Trọng Dương cùng nhà phê bình Mai Anh Tuấn. 
Bàn về cách đọc sử xưa của người thời nay ảnh 1

Tiểu thuyết Me Tư Hồng của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến được tái bản chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt

Cuộc tọa đàm diễn ra vào 14h thứ hai ngày 20-4 tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu với sự tham gia của các nhà văn Trần Chiến (tác giả tiểu thuyết Cậu ấm, Gót Thị Màu đầu Châu Long), nhà văn-nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (tác giả Me Tư Hồng), nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Trọng Dương cùng nhà phê bình Mai Anh Tuấn.

 Cuộc tọa đàm xoay quanh hai mảng sách nghiên cứu lịch sử và văn học về đề tài lịch sử, được in gần đây, tái bản nhiều và được độc giả chú ý. Những thảo luận tại tọa đàm phần nào đưa ra câu trả lời về mối quan tâm của người Việt, cách nhìn nhận lịch sử và sự thay đổi trong cách tiếp cận cùng thói quen “văn sử bất phân”.

Sẽ có một đánh giá chung nhất về các bộ biên khảo sử và tác phẩm văn học trung đại “nệ sử”, sự cần thiết của việc in lại các “cảo thơm” (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử - Lê Quý Đôn, Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp, Nam Hải dị nhân - Phan Kế Bính… cùng các sách khảo cứu về truyền thuyết và thần thoại của Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh.