[ẢNH] "Vùng đệm ngăn chặn Nga" được NATO kích hoạt ở Biển Đen

ANTD.VN - Trong cuộc đối đầu Nga - NATO, khu vực Biển Đen vẫn được xem là địa bàn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
[ẢNH]
Sự leo thang căng thẳng ở Biển Đen kể từ đầu tháng 2 được tạo điều kiện nhờ tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg:
[ẢNH]
“NATO đang tăng cường hiện diện ở Biển Đen, chỉ trong ba tuần gần đây, 3 tàu của hải quân Mỹ đã có mặt, trong đó có các cuộc tập trận với hải quân Ukraine. Như vậy NATO đã tăng cường hiện diện ở Biển Đen, coi trọng chiến lược đối với khu vực này”.
[ẢNH]
Tuyên bố được đưa ra tại Kiev trong cuộc gặp với Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal. Trong phần bổ sung của báo cáo, ông Stoltenberg đã đề cập rằng tất cả những điều này gắn liền với việc "sáp nhập Crimea" và việc tăng cường Hạm đội Biển Đen của Nga.
[ẢNH]
Ukraine đã sẵn sàng hoan nghênh nhiệt liệt cho những lời hùng biện như vậy. Xác nhận lời Tổng thư ký, ban lãnh đạo quân đội NATO ngày 9-2-2021 đã tổ chức các cuộc diễn tập nhỏ trên vùng biển Biển Đen.
[ẢNH]
Theo kịch bản, 1 tàu ngầm (rõ ràng là của Nga) đã được tìm kiếm bởi 2 tàu khu trục USS Porter và USS Donald Cook, 1 máy bay tuần tra P-8 Poseidon và 2 tiêm kích F-16. Nhóm tác chiến của Mỹ được hỗ trợ bởi các tàu khu trục nhỏ Aruj Reis và Turgut Reis của Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
Trước đó, các tàu khu trục Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận tương tự với hải quân Ukraine. Kiev rất ấn tượng trước sự quan tâm của NATO trong việc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đen.
[ẢNH]
Năm nay, 8 cuộc tập trận được lên kế hoạch với sự tham gia của 11.000 quân nhân nước ngoài. Các chính trị gia Kiev sẵn sàng cung cấp cho các thành viên NATO không phận cho hoạt động quân sự, kể cả trên bán đảo Crimea.
[ẢNH]
Cho đến nay, Ukraine đang mở không phận cho các thiết bị của NATO một cách lẻ tẻ, nhưng xu hướng này có thể đe dọa Nga. Tháng 9-2020, Kiev lần đầu tiên cho phép máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress vào lãnh thổ của mình.
[ẢNH]
Ba máy bay vũ trang hạt nhân tiềm năng, đi vòng qua các khu vực giáp biên giới với Nga trong vài giờ. Một năm trước đó, 2 chiếc B-52H cất cánh từ một sân bay ở Anh trong cuộc tập trận thông thường, bay qua châu Âu và từ Biển Đen gây ra một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng vào Crimea.
[ẢNH]
Trong những tháng gần đây, máy bay không người lái và có người lái của các nước NATO đã tăng cường hoạt động lên 40 - 60% gần biên giới Biển Đen.
[ẢNH]
Đồng thời, không có lý do gì để khẳng định rằng sự hiện diện quân sự của Nga ở khía cạnh nào đó có khả năng kích động sự chỉ huy của NATO. Nếu chúng ta nói về Crimea, thực sự có rất nhiều thiết bị quân sự hiện đại, nhưng nó chỉ dành cho mục đích phòng thủ.
[ẢNH]
Các tổ hợp S-300 và S-400 từ Sư đoàn Phòng không 31, căn cứ của Quân đoàn 22, cùng với một nhóm hàng không gồm tiêm kích, máy bay ném bom và trực thăng tấn công - đây thực tế là tất cả những gì Nga có thể đáp ứng.
[ẢNH]
Bản thân Hạm đội Biển Đen bao gồm chủ yếu các tàu tên lửa, tàu ngầm diesel-điện, 3 tàu khu trục nhỏ và 1 tàu tuần dương tên lửa, hoàn toàn không giống lực lượng xâm lược đáng gờm. Nhiệm vụ chính của họ là bao quát lãnh hải khỏi những vị khách không mời mà đến.
[ẢNH]
Để so sánh, tiềm lực Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ lớn hơn nhiều lần so với Hạm đội Biển Đen. Nếu thêm lực lượng của Romania, Bulgaria và cả Gruzia, Ukraine, Nga không có cơ hội trong một cuộc chiến tranh giả định với việc sử dụng vũ khí thông thường. Điều này chưa tính đến khả năng của Hạm đội 6 của Mỹ.
[ẢNH]
Vậy ông Stoltenberg đang nói đến kiểu ngăn chặn nào của Moskva trong khu vực Biển Đen? Mục đích việc tạo “vùng đệm phòng thủ” ngoài khơi nước Nga của NATO là gì?
[ẢNH]
Biển Đen là một viên ngọc quý thực sự trong kế hoạch của bất kỳ nhà chiến lược chính trị và quân sự nào. Các tuyến đường thương mại và vận tải từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc Âu chạy dọc theo biển, việc kiểm soát chúng là một ưu tiên của NATO.
[ẢNH]
Để hiểu những gì đang xảy ra với khu vực Biển Đen, cần nhớ lại những sự kiện của nhiều năm trước. Vào tháng 6/2008, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Biển Đen gần như bị biến thành vùng nước nội địa của Liên minh.
[ẢNH]
Không phải không có nỗ lực từ Nga khiến Moldova, Ukraine, Armenia và Azerbaijan đã từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Ngoài ra Gruzia không được chấp nhận tham gia liên minh quân sự.
[ẢNH]
Vào thời điểm đó, kế hoạch mở rộng liên minh của Mỹ về phía Đông mâu thuẫn với quan điểm của các cường quốc châu Âu, vốn không quan tâm đến việc khiêu khích Moskva.
[ẢNH]
Washington đã gia tăng ảnh hưởng quân sự của mình vào đầu những năm 2000, khi sự sức ép của Nga là tối thiểu. Sau đó họ long trọng chấp nhận Romania và Bulgaria gia nhập NATO, họ đã tiếp nhận bờ biển phía Tây của Biển Đen.
[ẢNH]
Kể từ năm 2014, Nga đã một phần lấy lại vị thế của mình trong khu vực vốn đã bị mất trong những năm 1990. Nhưng điều này xảy ra sau sự lan rộng toàn diện của NATO trên khắp các quốc gia xung quanh Biển Đen.
[ẢNH]
Phản ứng của quân đội Mỹ - châu Âu theo sau với một số chậm trễ - trong năm 2016 và 2018, tại các hội nghị thượng đỉnh của NATO, không gian Biển Đen đã trở thành một ưu tiên chiến lược, Ukraine và Gruzia được coi là đối tác chính.
[ẢNH]
Nhưng trên thực tế Kiev và Tbilisi thấy mình phụ thuộc vào các ý tưởng chính trị bất chợt của Brussels và Washington.
[ẢNH]
Trong một vài năm, NATO đã tạo lập sự hiện diện quân sự phù hợp ở Biển Đen, bao gồm việc triển khai một lữ đoàn khung đa quốc gia tại Romania, mang đến sự sẵn sàng hoàn toàn cho khu vực miền Nam.
[ẢNH]
Người Romania đã vui lòng đồng ý xây dựng một căn cứ cho hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại quê nhà của họ. Tại vùng Nikolaev của Ukraine ở Ochakov, "Trung tâm Tác chiến trên biển" đang được xây dựng từ năm 2017.
[ẢNH]
Mỹ đã tài trợ cho việc củng cố và hiện đại hóa các cầu tàu hiện có, xây dựng một ụ nổi mới, hàng rào xung quanh căn cứ, các cơ sở sửa chữa tàu và một số trung tâm hoạt động hàng hải hoàn toàn mới mà từ đó lực lượng Ukraine và NATO có thể được triển khai để tập trận và điều phối.
[ẢNH]
Nói đơn giản, một căn cứ NATO khác đã được tạo ra gần biên giới Nga. Gruzia cũng không thể tránh xa sự chuẩn bị của Quân đội Mỹ khi 2,5 tỷ USD được hứa hẹn sẽ được đầu tư vào cảng Anaklia.
[ẢNH]
“Cảng Anaklia nên trở thành bến cảng sâu nhất ở Gruzia (lên đến 20,5 m ở rìa cầu cảng). Ở các cảng đang khai thác, con số này thấp hơn nhiều: Batumi - 14 m, Poti - 8,5 m”.
[ẢNH]
“Cảng mới sẽ có diện tích 400 ha, có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn, 32 bến với tổng chiều dài 12,3 km sẽ được xây dựng tại Anaklia. Đến giữa thế kỷ XXI, năng lực thông quan của cảng sẽ đạt 100 triệu tấn hàng hóa/năm".
[ẢNH]
Về khả năng, Anaklia mới sẽ có khả năng tiếp nhận hàng không mẫu hạm tấn công của Mỹ. Ngoài ra Gruzia cũng đã gấp rút chuẩn bị một sân bay lớn cho hàng không chiến lược NATO bằng tiền của Mỹ.
[ẢNH]
Rõ ràng là sau một thời gian ngắn tự mãn, Mỹ và NATO đã nhận ra tiềm năng đáng kể của Nga trong nhiều lĩnh vực then chốt. Sự trở lại của Crimea và hoạt động thành công ở Syria đã phục vụ cho điều này.
[ẢNH]
Dưới việc tạo ra các vùng đệm ở Biển Đen hoặc Bắc Cực, các thành viên NATO che giấu sự bành trướng và can thiệp thực tế vào lĩnh vực lợi ích của Nga.
[ẢNH]
Nếu trước đây những lời đe dọa đến từ Brussels và Washington có thể được coi là giả thuyết thì giờ đây chúng ngày càng giống thật. Câu hỏi duy nhất là Nga sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong khu vực như thế nào?
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]