[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?

ANTD.VN -  Myanmar trong tuần này đã chứng kiến ​​các cuộc biểu tình chống đảo chính lan rộng khi công chúng thể hiện sự giận dữ đối với quân đội vì đã lật đổ chính phủ dân sự. Nhưng với Tatmadaw hay quân đội Myanmar, họ có mặt ở khắp nơi và dường như không thể xâm phạm.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Marco Bünte, nhà phân tích chính trị và chuyên gia về Myanmar tại Đại học Erlangen-Nuremberg, Đức cho rằng, quân đội nước này không thể xâm phạm bởi họ hoạt động giống như "nhà nước trong một nhà nước".
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Không phải vô cớ mà các tướng lĩnh quyết định dời đô về Naypyidaw, nơi có rừng rừng núi rậm rạp bao quanh. Một khu vực rộng lớn của thủ đô là khu vực quân sự cấm xâm nhập.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Theo số liệu do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố, quân đội Myanmar có khoảng 406.000 binh sĩ đang tại ngũ vào năm 2019. Đó là đội quân lớn thứ 11 trên thế giới.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Kể từ khi Myanmar giành độc lập vào năm 1948, quân đội đã tiến hành 3 cuộc đảo chính để đảm bảo giữ vững quyền lực chính trị và kinh tế của mình.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Cho đến nay, không có cuộc biểu tình hay phản đối dân chủ nào có thể phá vỡ quyền lực của quân đội Myanmar. Ngay cả các lệnh trừng phạt quốc tế lớn trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 cũng không ảnh hưởng nhiều đến các tướng lĩnh.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Quân đội Myanmar ra đời trước cả nhà nước độc lập. Lưc lượng này được thành lập vào năm 1941 ở Thái Lan với tên gọi “Quân đội Miến Điện Độc lập”, đứng đầu là anh hùng Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo vừa bị bắt giữ trong cuộc đảo chính
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Quân đội Myanmar lần đầu đảo chính vào năm 1962, khi Tướng Ne Win khởi xướng con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng thất bại nhưng ông Ne Win thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính trị cho phù hợp với quân đội.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Kết quả là, giữa quân đội và nhà nước có một mối liên kết chặt chẽ. Cơ chế chính là các sĩ quan rời quân ngũ sẽ được bổ nhiệm vào các chức vụ trong chính quyền dân sự.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Việc đưa các sĩ quan quân đội nghỉ hưu vào các vị trí trong chính phủ vẫn được duy trì song song với quá trình mở cửa kinh tế, dẫn tới ​​sự xuất hiện của các công ty quốc doanh lớn do các cựu tướng lĩnh đứng đầu
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Mức độ ảnh hưởng của quân đội cũng có thể thấy ở một điểm: Ngoại trừ bà Aung San Suu Kyi, tất cả các thành viên sáng lập của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được thành lập vào năm 1988, đều là cựu sĩ quan.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Vì thế, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến cuộc đảo chính gần nhất là Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing sẽ phải rời quân ngũ vào năm 2021 nhưng không thể tìm thấy vị trí tiếp theo nào cho ông trong chính phủ dân sự, bởi đảng của quân đội thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11-2020.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Nhưng trước đó, NLD đã thực hiện cải cách vào năm 2017, trong đó phá vỡ quy định quân nhân phải được bổ nhiệm vào các chức vụ của chính phủ. Và NLD không giấu giếm việc họ sẽ không chấp nhận hiến pháp năm 2008, vốn đặt mục tiêu tiến tới “nền dân chủ có kỷ luật”
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
“Với cuộc đảo chính hôm 1-2-2021, quân đội đã tạm thời chấm dứt sự xói mòn quyền lực của mình”, nhà phân tích Marco Bünte nói
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Câu hỏi quan trọng liên quan đến các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng ở Myanmar là quân đội sẽ phản ứng như thế nào. Liệu họ có sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc biểu tình, như đã từng xảy ra vào năm 1988, hay thực sự là một “quân đội mới”, như tướng Min Aung Hlaing nói.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
Chuyên gia Bünte lưu ý rằng, nắm bắt được quan điểm của các bậc tướng lĩnh trong việc này là điều bất khả thi. “Cũng giống như một chiếc hộp đen, nhìn từ bên ngoài khó có thể đánh giá được có thế lực nào muốn phản đối đảo chính hay không”.
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?
[Ảnh] Vì sao gọi quân đội Myanmar là “nhà nước trong một nhà nước”?