[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga

ANTD.VN - Lần đầu tiên không quân Mỹ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer tới căn cứ trên đất Na Uy, động thái này khiến Nga đặc biệt lo lắng.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Tình hình biên giới giữa Nga và NATO đang rất căng thẳng, liên quan đến việc không quân Mỹ điều động cùng lúc 4 máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer tới Na Uy.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Báo chí Nga cao buộc động thái trên là nhằm tạo ra một vụ khiêu khích trên vùng trời của "Tuyến đường biển phía Bắc" mà Moskva tuyên bố chủy quyền, biên đội máy bay ném bom này sau đó sẽ thực sự áp sát căn cứ quân sự của Nga.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Theo nhận xét từ giới chuyên gia, một số kịch bản cho sự phát triển thêm của các sự kiện trên đã được đưa ra, tất cả chúng đều khá bất lợi cho Nga.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Thứ nhất, nhóm này sẽ thực hiện các chuyến bay trong khu vực chịu trách nhiệm của hạm đội phương Bắc và Baltic, trinh sát điều kiện đến các căn cứ hải quân chính và cơ sở hạ tầng, đồng thời thực hành tương tác với không quân Thụy Điển và Phần Lan.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Thứ hai, việc triển khai ở Biển Barents một phần lực lượng hải quân của NATO sẽ diễn ra, ví dụ đội hình tác chiến thường trực ở Đại Tây Dương được tăng cường bởi tàu chiến của hải quân Anh và Mỹ, để hạn chế các hoạt động ở Bắc Cực của Nga với quy mô lớn nhất có thể.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Giới phân tích cho rằng kịch bản thứ hai dễ xảy ra hơn, đặc biệt là sau khi hải quân Mỹ công bố ý định bắt đầu hoạt động ở Bắc Cực nhằm đảm bảo hàng hải tự do trên vùng biển thuộc Tuyến đường biển phía Bắc.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ. Phiên bản B-1A được North American Rockwell nghiên cứu phát triển vào đầu những năm 1970, tuy nhiên việc sản xuất hàng loạt bị hủy bỏ và chỉ có 4 chiếc được chế tạo.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Năm 1980, dự án B-1 lại hồi sinh do nó được phát hiện có khả năng thực hiện các phi vụ oanh tạc xâm nhập thấp chớp nhoáng. Phiên bản B-1B bắt đầu phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1986.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Thông số kỹ thuật cơ bản của oanh tạc cơ B-1B Lancer: Kíp lái 4 người; chiều dài 44,5 m; sải cánh 24 m (cụp), 41,8 m (xòe); chiều cao 10,4 m; trọng lượng rỗng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, tải trọng vũ khí 56.700 kg.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 lực đẩy 64,9 kN (lên tới 136,92 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 1,25; tầm bay 11.999 km; trần bay 18.000 m.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Các phi cơ B-1B đầu tiên phục vụ trong không quân Mỹ với vai trò máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, đến những năm 1990 nó được chuyển đổi sang chức năng ném bom thông thường.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
B-1B trải qua thực chiến lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc, sau đó nó tiếp tục vai trò yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ và NATO ở chiến trường Afghanistan và Iraq.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Trong suốt quá trình hoạt động, B-1B gặp phải không ít chỉ trích ví dụ như hộp số lớn dùng để di chuyển cánh hay bị nứt, động cơ thường rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp còn rơi luôn ra khỏi máy bay.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
Bên cạnh đó, radar địa hình đôi khi cho thông số sai lệch cũng như không tương thích với các loại vũ khí mới. Tuy nhiên B-1B Lancer vẫn được tin dùng chủ yếu nhờ khả năng bay thấp tốc độ cao và ném bom có điều khiển rất chính xác.
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga
[ẢNH] Toan tính của Mỹ khi bất ngờ điều B-1B Lancer áp sát biên giới Nga