[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt

ANTD.VN -  Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A Mỹ gặp trục trặc sau khi tách khỏi máy bay B-52 và rơi xuống biển trong lần phóng thử nghiệm thứ hai. Hiện cả hai lần phóng thử của siêu tên lửa này đều thất bại.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Đợt phóng thử thứ hai của tên lửa AGM-183A diễn ra hôm 28/7 tại thao trường ngoài khơi bang California của Mỹ tiếp tục thất bại khi quả đạn gặp trục trặc động cơ.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Tuy vậy, Không quân Mỹ cho biết vụ phóng xịt vẫn mang đến nhiều dữ liệu quý giá, cũng như cho thấy chương trình phát triển tên lửa AGM-183A đang bảo đảm tiến bộ.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
"Tên lửa tách khỏi máy bay và thể hiện đầy đủ quá trình khởi động gồm thu tín hiệu GPS, cắt dây tín hiệu và chuyển tiếp nguồn điện từ máy bay sang quả đạn", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 29/7.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
"Tên lửa cũng cho thấy hoạt động của cánh lái và động tác cơ động nhằm tránh va chạm với máy bay phóng, bảo đảm an toàn cho tổ bay. Tuy nhiên, động cơ tên lửa không kích hoạt", không quân Mỹ cho biết thêm.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Kế hoạch thử nghiệm lần này vẫn tương tự đợt phóng thử thất bại hồi đầu tháng 4, nhằm kiểm tra tính năng của động cơ đẩy và khả năng tách rời của tên lửa.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Được biết trong lần thử nghiệm vào tháng 4, quả đạn thử nghiệm không thể hoàn tất quy trình phóng dù đã được nhấn nút kích hoạt, chúng vẫn treo ở cánh oanh tạc cơ B-52H cho đến khi về căn cứ.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Không quân Mỹ từng tiến hành 7 chuyến bay thử với mô hình tên lửa AGM-183A để thu thập dữ liệu định vị và tham số bay, kiểm tra khả năng tích hợp tên lửa lên nền tảng phóng B-52 và xây dựng quy trình vận hành cho đợt bắn thử đầu tiên.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Khi tham gia thử nghiệm, AGM-183A không mang theo đầu đạn cũng không có nhiên liệu phóng mà chỉ có hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu về tính năng của tên lửa cũng như đánh giá hiệu quả của các thiết bị hỗ trợ bên ngoài.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm là xu thế đang được các cường quốc đẩy mạnh, trong đó nổi bật nhất trong số này là Kh-47 của Nga và AGM-183A của Mỹ.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Trong khi Kh-47 đã bước vào giai đoạn chuẩn bị trang bị đại trà số lượng lớn thì AGM-183A cũng đang tiến tới rất gần của cuộc thử nghiệm toàn diện.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
AGM-183A, còn có tên gọi khác là "Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ máy bay" (ARRW), là một trong những chương trình tên lửa siêu vượt âm đang được phát triển cho không quân Mỹ, nhằm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này với các đối thủ như Nga và Trung Quốc.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Quả đạn AGM-183A được thả tự do từ máy bay như bom thông thường, sau đó kích hoạt động cơ tên lửa để giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao phù hợp.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Khi đạt độ cao và vận tốc thích hợp, vỏ tên lửa sẽ tự bung ra, lúc này đầu đạn sẽ lao nhanh vào mục tiêu với vận tốc cực kỳ lớn.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
AGM-183A được Mỹ kỳ vọng sẽ hơn Kh-47 Nga ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao lớn và buộc phải duy trì vận tốc Mach 2 để có thể bắn tên lửa.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Đặc biệt, theo tiết lộ của cố vấn phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng Mỹ, Will Roper, AGM-183A sẽ buộc tốc độ bay tối đa đạt Mach 20.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Tầm bắn của tên lửa chưa được công bố cụ thể, nhưng ước tính con số này sẽ không dưới 2.000 km, thậm chí có thể còn lớn hơn rất nhiều, đạt tới trên 5.000 km.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
Nền tảng mang phóng tên lửa AGM-183A bao gồm các loại máy bay ném bom chiến lược B-52H, B-1B hay B-2A có thể phóng đạn từ điều kiện thông thường mà vũ khí này vẫn đạt tới thông số tối ưu. Ngoài ra chúng có thể được bắn đi từ chiến đấu cơ hạng nặng F-15E.
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt
[ẢNH] Tên lửa siêu vượt âm AGM-183A của Mỹ tiếp tục phóng xịt