[ẢNH] Tên lửa bí ẩn "Sản phẩm 305" chính thức ra mắt tại Triển lãm Army 2021

ANTD.VN - Trong khuôn khổ diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2021, Nga đã lần đầu tiên trình làng một loại tên lửa với tên gọi "Sản phẩm 305".
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Thời gian gần đây đã xuất hiện khá nhiều thông tin về việc Nga đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa không đối đất tầm xa thế hệ mới có tên gọi "Sản phẩm 305 - Izdeliye 305".
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Vũ khí này sẽ được tích hợp cho các trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28, giúp chúng có thể diệt mục tiêu cách xa tới 25 km, tức là vượt xa AM-114 Hellfire của Mỹ và tương đương Spike NLOS do Israel chế tạo.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Mặc dù giới chức quân sự và công nghiệp Nga khẳng định tên lửa Izdeliye 305 đã được thử nghiệm trên chiến trường Syria và thu về kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa có một hình ảnh chính thức nào của vũ khí trên.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Mọi việc chỉ được tiết lộ vào chiều ngày 22/ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2021, các nhà phát triển Nga đã lần đầu tiên trình làng tên lửa dẫn đường trang bị cho máy bay với tên gọi Sản phẩm 305.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Được biết chúng ta đang nói về cả phiên bản cơ sở của tên lửa lẫn biến thể xuất khẩu của nó với hậu tố "E" thêm vào đằng sau, cho thấy vũ khí trên đã sẵn sàng để bán cho các đối tác nước ngoài.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Hiệu suất chiến đấu của tên lửa thực sự ấn tượng, mặc dù thực tế là tầm bắn hiệu quả để đánh trúng mục tiêu chỉ là 14,5 km và trọng lượng chiến đấu khoảng 25 kg bởi còn phụ thuộc vào tầm nhìn thiết bị dẫn bắn quang điện tử của trực thăng.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Tuy vậy tên lửa Sản phẩm 305 theo đánh giá hoàn toàn không thể bị đánh chặn, bởi vì độ cao bay của nó trên bề mặt trái đất là từ 100 đến 600 mét.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Nếu cần thiết, ngoài chế độ "phóng và quên", tên lửa có thể được điều khiển trực tiếp bởi phi công, cảm biến ảnh nhiệt hoặc từ vệ tinh và khả năng của vũ khí cho phép nó cung cấp hiệu quả tương đương trước đối tượng tác chiến là nhân lực, xe bọc thép hoặc công sự của đối phương.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Xét về tiềm năng khá cao của "Sản phẩm 305", giới chuyên gia cho rằng trong tương lai gần Nga, có thể ký kết các hợp đồng lớn cung cấp loại tên lửa này, trước tiên là cho những khách hàng đang sử dụng trực thăng Mi-28 và Ka-52.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Trong tương lai, không loại trừ khả năng Izdeliye 305 sẽ còn được tích hợp lên chiến đấu cơ cánh cố định để tận dụng khả năng trinh sát của radar cũng như thiết bị quang điện tử và độ cao ban đầu lớn hơn, nhằm dẫn đường cho tên lửa đạt tới tầm bắn tối đa.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Bên cạnh đó, tại Triển lãm Army 2021, Nga cũng lần đầu tiên cho ra mắt rocket có điều khiển loại S-8L, đạn có tầm bắn 6 km và được triển khai từ những bệ phóng kiểu cũ cho rocket S-8.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Thay đổi lớn nhất của rocket S-8L so với biến thể cơ bản không điều khiển nằm ở chỗ đạn mới được tích hợp thiết bị dẫn đường bám chùm laser.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Đây là giải pháp đơn giản và rẻ tiền nhằm tận dung kho vũ khí trang bị cũ vẫn còn với số lượng rất lớn, cách làm trên hiện được rất nhiều quân đội trên thế giới áp dụng.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
Tương tự tên lửa Izdeliye 305, rocket dẫn đường S-8L cũng được Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu, thậm chí chuyển giao cả công nghệ sản xuất cho khách hàng nào tỏ ý quan tâm.
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn
[ẢNH] Tên lửa bí ẩn