[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ

ANTD.VN - Hệ thống Pháo chiến lược tầm xa (SLRC) của Mỹ theo giới thiệu có khả năng bắn trúng mục tiêu từ cách xa 1.800 km, thông qua tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Mỹ mới đây đã công bố dự án nghiên cứu chế tạo Pháo chiến lược tầm xa (viết tắt là SLRC), điều này khiến giới chức quân sự Nga ngạc nhiên đến mức phải đặt câu hỏi tại sao Washington lại chế tạo vũ khí như vậy trong thời đại của tên lửa và máy bay không người lái.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Hiện tại thông tin về hệ thống pháo đặc biệt này rất ít, không có dữ liệu chính xác về đường kính cũng như chiều dài nòng pháo, chỉ biết rằng SLRC sử dụng khung gầm xe bánh lốp hạng nặng Oshkosh M1070 HETS (8x8) với một sơ mi rơ moóc 3 trục.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Để vận hành khẩu pháo này cần kíp chiến đấu 8 người. Điều đáng nói là tầm bắn của SLRC lên tới 1.852 km, cao gấp hàng chục lần so với mọi hệ thống pháo hiện có, như vậy chắc chắn vũ khí trên được thiết kế để phóng một loại tên lửa chiến thuật qua nòng.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Nhưng tại sao nước Mỹ với lực lượng không quân hùng hậu, 11 nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân, số lượng cực lớn UAV tấn công, chưa kể hàng không thuộc lục quân và thủy quân lục chiến cũng rất mạnh lại cần một khẩu pháo khổng lồ?
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Giới phân tích cho rằng ưu thế giúp SLRC cạnh tranh với tên lửa tầm ngắn và tầm trung nằm ở độ chính xác cao, ngoài ra rất khó đánh chặn một quả pháo kích thước nhỏ bé bay ở tốc độ lớn.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt ra yêu cầu giảm chi phí cho một phát bắn vào mục tiêu tầm xa xuống còn 400 - 500 nghìn USD, điều này khiến việc sử dụng SLRC mang lại nhiều lợi ích hơn so với tên lửa.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Một khẩu đội gồm 4 pháo SLRC có thể bắn trong thời gian dài, trút được nhiều đạn hơn vào mục tiêu, đồng thời khá cơ động khi đến địa điểm mới và chuẩn bị bắn chỉ trong nửa giờ. Mặc dù kích thước khá lớn, SLRC vẫn vừa khoang hàng của máy bay vận tải quân sự.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Tuy vậy có thông tin cho biết dự án trên đã bị Lầu Năm Góc đình chỉ. Trong ngân sách quốc phòng phân bổ cho năm 2022, việc cung cấp tiền cho SLRC không còn được yêu cầu nữa, thay vào đó, Quân đội Mỹ đang xin tiền cho một hạng mục chi tiêu rộng hơn.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Đây liệu có phải là kết cục đáng tiếc của Hệ thống Pháo chiến lược tầm xa hay ngược lại chính là sự khởi đầu của một thứ vũ khí nào đó còn nguy hiểm hơn nhiều?
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Giới phân tích dự đoán Lầu Năm Góc đang muốn kết hợp SLRC với pháo bắn đạn hạt nhân từng được chế tạo trong quá khứ, nhưng khác với vũ khí cũ, khẩu pháo của tương lai sẽ phóng qua nòng những tên lửa hạt nhân chiến thuật.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Tốc độ cao và số lượng lớn đạn tên lửa bắn đi từ khẩu pháo sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ đánh chặn đối với phòng không đối phương. Không khó để đoán xem ai sẽ trở thành mục tiêu của loại vũ khí tầm cực xa như vậy.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Tạp chí khoa học nổi tiếng Popular Mechanics của Mỹ dự đoán SLRC sẽ được lắp đặt trên chiến hạm: "Khi triển khai ở Ấn Độ Dương, nó sẽ nhắm vào các mục tiêu trên đất Pakistan, Afghanistan, Iran, Yemen và Somalia".
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
"Nếu bố trí tại Thái Bình Dương, chiến hạm sẽ an toàn khi triển khai ở phía sau Nhật Bản, tầm bắn sẽ bao trùm toàn bộ bán đảo Triều Tiên, thậm chí cả bờ biển Trung Quốc.".
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Hiện nay Lầu Năm Góc đang bảo quản tất cả 4 thiết giáp hạm lớp Iowa, biến chúng thành tàu bảo tàng nhưng có thể đưa trở lại hoạt động chỉ trong vòng vài tháng.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Điều đó có nghĩa là 4 thiết giáp hạm lớp Iowa có thể hoạt động như phương tiện mang Pháo chiến lược tầm xa và nếu cần, Hải quân Mỹ ngay lập tức tích hợp lên chúng những khẩu SLRC.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Ngoài ra theo các nhà phân tích của Popular Mechanics, với tầm bay 1.852 km của đạn tên lửa khi bắn từ pháo SLRC, phần phía Tây của Nga, thậm chí cả thủ đô Moskva đều có thể bị bắn phá khi chiến hạm Mỹ xuất hiện tại Biển Bắc.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Nhiều khả năng các mục tiêu cho tên lửa hạt nhân phải là những thành tố cơ bản của lực lượng phòng thủ chống tên lửa bảo vệ thủ đô nước Nga, cũng như cơ sở hạ tầng của Bộ Quốc phòng ở sườn phía Tây.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
Nếu toan tính của Lầu Năm Góc thực sự là như vậy thì việc nghiên cứu phát triển Pháo chiến lược tầm xa chắc chắn sẽ khiến Nga cũng như nhiều đối thủ khác phải đặc biệt đề phòng.
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ
[ẢNH] Tầm bắn xa đến mức không tưởng của pháo SLRC Mỹ