[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’

ANTD.VN - Hiệu quả của việc Armenia mua tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E từ Nga hóa ra chỉ là con số không tròn trĩnh.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan đã chứng kiến nhiều phương thức tác chiến mới mà theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự đã làm thay đổi kinh nghiệm thu được trong suốt 70 năm qua.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Nhiều vũ khí thế hệ mới đã chứng tỏ năng lực ưu việt trên chiến trường, tiêu biểu là máy bay không người lái vũ trang Bayraktar TB2 do Thổ nhĩ Kỳ sản xuất phục vụ trong quân đội Azerbaijan.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Nhưng ở chiều ngược lại, một số vũ khí mặc dù được quảng cáo đình đám lại có màn thể hiện hết sức thất vọng, tiêu biểu như tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS đã bị tiêu diệt dễ dàng.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Bên cạnh đó, tiêm kích Su-30SM từng được Armenia đặt nhiều kỳ vọng cũng bị nhận xét là gây thất vọng tràn trề khi chẳng thể hiện được bất cứ ưu điểm nào, thậm chí còn phải gửi vào căn cứ quân sự Nga để tránh bị tiêu diệt.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Trong diễn biến mới nhất, thêm một loại vũ khí tối tân khác cũng của Armenia và do Nga sản xuất đã được liệt vào danh sách “vô dụng”, đó chính là Iskander-E.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Trang Avia-pro của Nga cho rằng bất chấp việc Yerevan đóng cổ phần quan trọng trong việc mua tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E, người ta biết rằng vũ khí này vẫn chưa thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Nagorno-Karabakh (NKR) hoặc Azerbaijan.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Tuy chưa có tuyên bố chính thức từ Yerevan về việc sử dụng Iskander-E, một số nguồn tin đã đồng loạt cho biết trong tháng này diễn ra các vụ phóng tên lửa chiến thuật vào những mục tiêu trên khu vực giao tranh NKR cũng như vào đất Azerbaijan.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Không có thông tin nào về các mục tiêu bị Iskander-E tấn công vào lúc này, điều đó có thể chỉ ra rằng tên lửa được phóng không thể tiếp cận mục tiêu của chúng.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Mặt khác các tổ hợp có thể không được triển khai, do đó đặt ra nhiều câu hỏi hơn nữa liên quan đến việc sử dụng chúng, bởi vũ khí này cho phép trấn áp kẻ thù của Armenia, ngay cả trên lãnh thổ NKR.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
“Người ta có thể hiểu tại sao Yerevan không sử dụng tiêm kích đa năng Su-30SM, tuy nhiên việc tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E có hiệu quả trình diễn bằng không là rất đáng báo động”.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
“Chưa có bất kỳ cú đánh thành công nào từng được ghi nhận, vậy nguyên nhân thực chất là do đâu?" - một chuyên gia quân sự Nga đặt câu hỏi trên trang Avia-pro.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Mặt khác, giới phân tích còn chú ý đến thực tế là kho vũ khí của Azerbaijan có các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-2 Favorit, và khả năng của hệ thống này đủ để đẩy lùi cuộc tấn công của Iskander-E.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Do vậy không loại trừ thực tế là các tên lửa chiến thuật Iskander-E đã được Armenia phóng đi nhưng chúng đều bị S-300PMU-2 của Azerbaijan bắn hạ.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Ngoài ra cần nhắc lại sự kiện trước đó đã có hình ảnh máy bay không người lái của Azerbaijan tiếp cận khu vực triển khai khẩu đội Iskander-E và Tochka-U của Armenia và phá hủy chúng.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
Không loại trừ khả năng Yerevan đã bị thiệt hại toàn bộ năng lực tấn công tầm xa bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E trong vụ tập kích nói trên, dẫn tới sự im lặng trên chiến trường.
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’
[ẢNH] Sau Su-30SM, đến lượt Iskander-E của Armenia bị coi là ‘vô dụng’