[ẢNH] "Sát thủ phòng không" Igla của Nga vừa lao thẳng xuống đất

ANTD.VN -  Một xạ thủ thực hiện sai yếu lĩnh trong cuộc thi "Bầu trời Quang đãng" tại Army Games 2020, khiến ống phóng tên lửa Igla văng khỏi tay.
[ẢNH]
Video được tài khoản RALee85 đăng trên mạng xã hội Twitter hôm 6-9 cho thấy sự cố xảy ra ở cuộc thi "Bầu trời Quang đãng" trong khuôn khổ hội thao quân sự quốc tế Army Games 2020 do Nga tổ chức.
[ẢNH]
Trong video được một binh sĩ tại thao trường quay, xạ thủ không rõ quốc tịch thi đấu trong nội dung diệt máy bay bằng tên lửa phòng không vác vai Igla.
[ẢNH]
Sau khi xạ thủ khai hỏa, đột nhiên cụm ống phóng văng khỏi tay người này, vọt lên không rồi chúi xuống đất khi tầng đẩy sơ cấp được kích hoạt.
[ẢNH]
Cụm ống phóng và tên lửa sau đó mất kiểm soát và bay sát mặt đất, khiến người quay video lập tức nằm rạp xuống.
[ẢNH]
Trọng tài mặc áo vàng nhanh chóng phát hiện cụm ống phóng nằm gần đó và tiến lại kiểm tra, xác nhận nó đã bị hư hỏng hoàn toàn.
[ẢNH]
Dường như ngòi nổ trên quả đạn chưa được kích hoạt, khiến cơ cấu tự hủy không hoạt động và ngăn một vụ nổ nguy hiểm gần những người có mặt ở tuyến bắn.
[ẢNH]
Không có ai bị thương trong sự cố này. Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến sự cố trong các bản tin về cuộc thi và không bình luận về video trên.
[ẢNH]
Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn tới sự cố, nhưng một số chuyên gia quân sự cho rằng xạ thủ đã thao tác sai yếu lĩnh khi phóng đạn.
[ẢNH]
"Tên lửa không gặp trục trặc, đó là lỗi của người bắn. Bạn phải giữ chặt cụm ống phóng và thiết bị điều khiển cho đến khi quả đạn rời khỏi ống phóng. Cả cụm ống phóng bị tên lửa cuốn theo khi xạ thủ cầm lỏng tay", Rob Lee, cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, nhận xét.
[ẢNH]
"Bầu trời Quang đãng" là một trong các nội dung thi đấu chính tại hội thao quân sự Army Games 2020 do Nga tổ chức, tập trung vào kỹ năng phòng không tầm thấp và bảo vệ đoàn xe của bộ binh cơ giới.
[ẢNH]
Cuộc thi năm nay có sự góp mặt của 7 đội tuyển gồm Việt Nam, Nga, Belarus, Campuchia, Lào, Pakistan và Uzbekistan.
[ẢNH]
Igla là định danh của Nga dành cho hệ thống tên lửa đất đối không vác vai do Cục thiết kế chế tạo máy ở Kolomna (KBM) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 để thay thế hoàn toàn mẫu Strela-2 (NATO định danh là SA-7).
[ẢNH]
Hệ thống Igla còn có tên gọi là khác là 9K38 - định danh của Tổng cục Pháo binh - Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên bang Xô Viết, hay SA-18 - định danh Mỹ và Grouse của NATO.
[ẢNH]
Ngoài Igla, một phiên bản đơn giản hóa khác phát triển gần như song song với nó là mẫu 9K310 Igla-1 (Mỹ, NATO định danh là SA-16 Gimlet) ra mắt năm 1981.
[ẢNH]
Tên lửa có trọng lượng 17,9kg, đạn tên lửa nặng 10,8kg (lắp đầu nổ phá mảnh 1,17kg), cho tầm bắn 5.000m, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại.
[ẢNH]
Thế hệ 9K38 Igla với những cải tiến tăng khả năng đối phó hệ thống mồi bẫy nhiệt đối phương, tầm bắn tăng lên 5.200m.
[ẢNH]
Hiện nay, thế hệ mới nhất của họ tên lửa Igla là mẫu 9K338 Igla-S (Mỹ, NATO định danh là SA-24 Grinch) chính thức đưa vào biên chế Quân đội Nga năm 2004.
[ẢNH]
Tên lửa được áp dụng một loạt giải pháp công nghệ mới cho phép tấn công cả tên lửa hành trình.
[ẢNH]
Khác biệt của Igla-S so với nguyên mẫu (Igla) là tầm bắn đến 6.000m, tăng rất nhiều vật liệu nổ ở đầu đạn nhưng trọng lượng tên lửa không đổi.
[ẢNH]
Igla-S hoạt động hiệu quả trong việc tự bảo vệ chống lại hoạt động của các phương tiện áp chế phòng không.
[ẢNH]
Igla-S sử dụng 2 thiết bị dò mục tiêu, hoạt động trong các dải quang phổ khác nhau, cho phép tên lửa phân biệt nhiễu động thật giả ở mức ở mức độ chính xác cao.
[ẢNH]
Ngoài ra, lần đầu tiên, Nga cũng ứng dụng 2 thiết bị cảm ứng mục tiêu (không tiếp xúc và tiếp xúc nổ) lên Igla-S tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu.
[ẢNH]
Để làm gia tăng hiệu quả tác động của đầu đạn, động cơ tên lửa sử dụng liều phóng rắn được làm từ những vật liệu có khả năng nổ tung khi được dẫn nổ từ đầu đạn.
[ẢNH]
Về hệ thống phóng, ngoài biến thể mang vác trên vai, Igla có thể lắp vào cơ cấu giá phóng đặc biệt (tích hợp nhiều quả đạn, hỗ trợ thiết bị ngắm) lắp trên tàu chiến, xe ô tô vận tải, xe bọc thép…
[ẢNH]
Các biến thể của hệ thống tên lửa Igla được Nga xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]