[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M

ANTD.VN - Sau khi chiếm được trực thăng tấn công Mi-35 thì lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban lại bắt giữ thêm 2 cường kích Su-22M khác.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Trước những đợt tấn công dữ dội của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban, Quân đội chính phủ Afghanistan đang tan rã nhanh chóng, phải rời bỏ nhiều căn cứ quân sự và để lại một số phương tiện chiến đấu chưa kịp sơ tán.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Mới đây truyền thông khu vực đã đăng tải hình ảnh một chiếc trực thăng tấn công Mi-35 bị các tay súng Taliban bắt giữ cùng với vũ khí trong khoang, tuy nhiên có khả năng máy bay không còn hoạt động được.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Nhưng chưa dừng lại đó, Taliban còn cung cấp một số hình ảnh cho thấy lực lượng này bắt giữ được một chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe siêu thanh Su-22M, họ khẳng định đang giữ trong tay 2 chiến đấu cơ loại này.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Trong bức ảnh, có thể thấy máy bay cường kích siêu thanh Su-22M chế tạo từ thời Liên Xô bị Taliban bắt giữ. Tình trạng kỹ thuật của chúng tại thời điểm hiện nay vẫn chưa được biết.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Đánh giá thông tin do các tay súng Taliban cung cấp, có một chiếc cường kích Su-22 tương tự khác ở trong nhà chứa máy bay của căn cứ không quân mà lực lượng này mới chiếm giữ được.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Chiếc tiêm kích - bom Su-22M có vẻ không phải hứng chịu bất kỳ thiệt hại nào. Tuy vậy nếu máy bay chiến đấu ở trong tình trạng tốt, nó rất có thể đã được triển khai tới một khu vực mà Taliban chưa chiếm được, ví dụ như thủ đô Kabul.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Ngoài ra cường kích Su-22M4 không được biên chế trong thành phần tác chiến của Không quân Afghanistan, ít nhất là không chính thức mà chỉ ở trong lực lượng dự bị, cho thấy chiếc phi cơ trong tay Taliban khó mà cất cánh được lên bầu trời.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Các nhà phân tích lưu ý rằng vấn đề then chốt đối với Taliban là thiếu phi công và chuyên gia có khả năng vận hành nhiều loại thiết bị quân sự khác nhau, bao gồm cả trực thăng và máy bay không người lái.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Tuy nhiên nếu như bằng một cách nào đó mà Taliban phục hồi được năng lực tác chiến cho chiếc Su-22M nói trên thì Quân đội Afghanistan sẽ gặp rắc rối lớn, bởi so với trực thăng Mi-35 thì Su-22M lợi hại hơn nhiều.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Sukhoi Su-22 (NATO định danh Fitter) là loại máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe phát triển từ Su-7. Su-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 2/8/1966, chính thức ra mắt năm 1970 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1969 - 1990 với tổng số 2.867 chiếc xuất xưởng.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Dòng máy bay này được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi tới 33 nước đồng minh Đông Âu, Châu Á và Trung Đông. Hiện tại sau 50 năm tung cánh trên bầu trời, Su-22 chỉ còn trong biên chế chiến đấu của 5 quốc gia, chủ yếu là phiên bản Su-22M3 và Su-22M4.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Su-22 được điều khiển bởi 1 hoặc 2 phi công, có chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); chiều cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Máy bay có tốc độ lớn nhất 1.850 km/h; tầm hoạt động 2.550 km khi mang bình nhiên liệu bên ngoài, bán kính tác chiến thực tế 675 km; trần bay 15.200 m.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm pháo 30 mm NR-30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg gồm: bom, rocket, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
Điểm yếu của Su-22 đó là nó không được trang bị radar mà trong chóp mũi chỉ có hệ thống ngắm bắn quang điện tử Klen-PS hoặc Klen-54, không thể dẫn đường cho tên lửa tầm xa, do vậy yêu cầu máy bay phải áp sát mục tiêu mới có thể tiến hành không kích.
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M
[ẢNH] Quân đội Afghanistan gặp nguy khi Taliban chiếm được cường kích Su-22M