[ẢNH] "Quái vật hạt nhân" Nga trồi lên ở Bắc Cực, tín hiệu rắn của Nga gửi Mỹ?

ANTD.VN -  Ba tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga trong có có một chiếc thuộc Đề án 955 "Borey-A" vừa phô diễn sức mạnh khi cùng phá lớp băng dày 1,5m trồi lên thị uy tại Bắc Cực.
[ẢNH]
Tranh chấp tại Bắc Cực ngày càng nóng lên giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ. Cả hai nước đều xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ tại đây. Bên cạnh vũ khí triển khai tại chỗ, Nga và Mỹ còn cử các loại tàu ngầm hạt nhân đáng sợ để thị uy sức mạnh.
[ẢNH]
"Lần đầu trong lịch sử hải quân Nga, ba tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đã đồng thời phá băng nổi lên trong cuộc diễn tập ở Bắc Cực. Địa điểm và thời gian nổi được thống nhất từ trước, các tàu đều xuất hiện trong khu vực có bán kính 300 m", tư lệnh hải quân Nga Nikolai Evmenov cho biết hôm 27/3.
[ẢNH]
Hoạt động nằm trong khuôn khổ đợt diễn tập Umka-2021, được Nga tổ chức tại bán đảo Franz Josef Land, đảo Alexandra Land và vùng biển lân cận với sự tham gia của 600 binh sĩ và nhân viên dân sự, cùng 200 khí tài quân sự.
[ẢNH]
"Đây là lần đầu Nga tiến hành huấn luyện chiến đấu, nghiên cứu khoa học và đo đạc thời tiết phức tạp trong cùng một hoạt động ở vùng địa cực", đô đốc Evmenov nói thêm.
[ẢNH]
Moscow không công bố những tàu ngầm tham gia đợt diễn tập này, nhưng video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy ít nhất hai tàu ngầm Đề án 667BDRM và một tàu ngầm Đề án 955 Borey-A.
[ẢNH]
Mỗi tàu có thể đều trang bị số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm xa R-29RMU Sineva hoặc RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa có thể lắp nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công độc lập mục tiêu.
[ẢNH]
Sự hiện diện của tàu ngầm thường được giữ bí mật, nhất là với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đóng vai trò vũ khí răn đe chiến lược.
[ẢNH]
Chúng thường chỉ di chuyển trên mặt nước khi trở về cảng, khiến sự xuất hiện ở những khu vực tác chiến được coi là thông điệp gửi đến các đối thủ.
[ẢNH]
Bắc Cực là một trong những ưu tiên trong chiến lược tương lai của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Bắc Cực là khu vực quan trọng với lợi ích của Moskva khi biến đổi khí hậu khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn.
[ẢNH]
Với việc xây dựng các cơ sở quân sự và tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua Tuyến Đường biển phương Bắc nằm ở phía bắc nước Nga, hải quân nước này cần có những vũ khí mạnh mẽ để răn đe đối phương nếu có ý đồ tranh chấp, hoặc phá hoại.
[ẢNH]
Và tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A là một trong những vũ khí mạnh mẽ được Nga đem ra thị uy.
[ẢNH]
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A thuộc dự án Project 955A của Nga được đánh giá là một trong những công cụ răn đe mạnh nhất hành tinh, sức mạnh tấn công của nó nằm ở khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ của đối phương.
[ẢNH]
Với lượng giãn nước khi lặn lên tới 24 ngàn tấn, Borey-A là một trong số những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới.
[ẢNH]
Borey-A mang theo 107 thủy thủ để vận hành và có dự trữ hành trình lên tới 180 ngày.
[ẢNH]
Siêu tàu ngầm này có hai lò phản ứng hạt nhân OK-650M với khả năng hoạt động không giới hạn mỗi khi được tiếp liệu đầy đủ, nhờ đó tàu có thể vận hành ở vận tốc lên tới 29 hải lý/giờ khi lặn.
[ẢNH]
Lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm hạt nhân Borey-A có thể hoạt động tới 25 năm trước khi cần được đại tu và tái nạp thanh nhiên liệu.
[ẢNH]
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm nguyên tử Borey-A mang theo 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa (SLBM) RSM-56 Bulava. Mỗi tên lửa có thể chứa tới 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 150 kiloton.
[ẢNH]
Với tầm bắn đạt 8.000 km, dòng tên lửa đạn đạo với kết cấu 3 tầng nhiên liệu rắn này có thể mang theo từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân. Sức công phá của mỗi đầu đạn Bulava mang theo đạt tới 150 Kilotone.
[ẢNH]
Điểm đặc biệt là các đầu đạn trang bị trên Bulava đều có khả năng tự dẫn, thay đổi quỹ đạo bay để tránh việc bị đánh chặn và quá trình phóng tên lửa được thực hiện khi tàu ngầm đang di chuyển.
[ẢNH]
Với tổng đương lượng nổ lên tới 24.000 kt khi phóng hết tên lửa hạt nhân, một đòn tấn công của Borey-A có thể hủy diệt cả một quốc gia chỉ trong tích tắc.
[ẢNH]
Ngoài việc tấn công thì khả năng tác chiến chống ngầm của tàu cũng rất ấn tượng khi trạng bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Số lượng ngư lôi trang bị vào khoảng 20 quả.
[ẢNH]
Tàu cũng có có thể phóng tên lửa chống tàu ngầm RPK-2 Viyuga (SS-N-15), có thể phản đòn tàu ngầm đối phương ở cự ly 45-70 km.
[ẢNH]
Ngoài ra chúng còn trang bị những tên lửa phòng không Igla có khả năng hạ các loại máy bay tầm thấp.
[ẢNH]
Hải quân Nga đang vận hành 3 chiếc, một chiếc đang trong quá trình thử nghiệm để bàn giao, dự kiến trong tương lai Nga sẽ chế tạo khoảng 10 chiếc Borey-A để duy trì sức mạnh trên đại dương.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]