[ẢNH] Phi đội "Đôi cánh ma thuật" trong biên chế NATO có nguồn gốc Liên Xô

ANTD.VN - Ba Lan, thành viên hiếm hoi của NATO vẫn đang duy trì trong biên chế phi đội 18 chiến đấu cơ Su-22M4K do Liên Xô sản xuất. Dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ những nâng cấp theo chuẩn NATO, những chiếc Su-22M4K này vẫn tiếp tục phục vụ trong không quân Ba Lan ít nhất tới năm 2026.
[ẢNH] Phi đội
Khối NATO thường có quy định chuẩn khá ngặt nghèo về chủng loại vũ khí đang hoạt động trong biên chế của các nước thành viên. Quy định này dựa trên những vũ khí do phương Tây sản xuất, tuy nhiên vấn đề đặt ra là nhiều nước thành viên lại sỡ hữu những vũ khí của Liên Xô trước đây, vậy họ sẽ phải làm gì?
[ẢNH] Phi đội
Như Ba Lan, dù gia nhập NATO nhưng trong biên chế của họ phần lớn lại là vũ khí có nguồn gốc Liên Xô, đặc biệt là lực lượng không quân.
[ẢNH] Phi đội
Ngoài trực thăng tấn công, trực thăng vận tải, Ba Lan còn có phi đội 18 chiếc chiến đấu cơ "cánh cụp cánh xoè" Su-22M4.
[ẢNH] Phi đội
Quân đội Ba Lan đã đưa vào biên chế những chiếc Su-22 từ đầu những năm 1980, khi đó họ còn là thành viên của Hiệp ước Warsaw và nhận phần lớn vũ khí từ Moscow.
[ẢNH] Phi đội
Máy bay tiêm kích bom Su-22 của Ba Lan, thực chất là phiên bản xuất khẩu của Su-17, chúng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, có tính năng tương đối tốt.
[ẢNH] Phi đội
Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô có thiết kế “cánh cụp-cánh xòe”, thiên về tiến công mặt đất.
[ẢNH] Phi đội
Su-17/22 đã tham gia chiến tranh ở Afghanistan, trong vai trò máy bay ném bom của Quân đội Liên Xô.
[ẢNH] Phi đội
Tổng cộng có 2.867 chiếc loại máy bay này đã được Sukhoi sản xuất. Ngoài Không quân Liên Xô, Su-17/22 còn phục vụ tại 15 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw.
[ẢNH] Phi đội
Su-22 có chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12m.
[ẢNH] Phi đội
Trọng lượng rỗng của Su-22 là 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.
[ẢNH] Phi đội
Máy bay được trang bị một động cơ Lyulka AL-21F-3 có lực đẩy 76.5 kN khi đốt tăng lực chúng có lực đẩy lên tới 109.8 kN. Với động cơ này giúp máy bay có tốc độ tối đa 1.850 km/h; tầm hoạt động 2.550 km; trần bay 15.200 m.
[ẢNH] Phi đội
Vũ khí trang bị của Su-22 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí, gồm: bom, rocket, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.
[ẢNH] Phi đội
Su-22 có thể mang những vũ khí thích hợp cho nhiệm vụ diệt hạm như tên lửa không đối đất/hải dẫn đường bằng laser/quang truyền hình Kh-29.
[ẢNH] Phi đội
Ngoài tên lửa không đối đất/hải Kh-29, Su-22 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 120 km, tốc độ Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 160 kg. Phương thức dẫn bắn của Kh-28 là dùng đầu dò thụ động bám theo cánh sóng của radar của đối phương.
[ẢNH] Phi đội
Su-22 có nhiều phiên bản, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là phiên bản Su-22M4, đây là biến thể được nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép tích hợp nhiều chủng loại vũ khí, biến thể này cũng là loại cuối cùng mà Liên Xô sản xuất.
[ẢNH] Phi đội
Phiên bản mà Ba Lan đang sử dụng là Su-22M4K với một số nâng cấp theo tiêu chuẩn của NATO.
[ẢNH] Phi đội
Cụ thể những chiếc Su-22M4K được nâng cấp các hệ thống liên lạc, dẫn đường, tác chiến điện tử và tên lửa hiện đại hơn của phương Tây sản xuất.
[ẢNH] Phi đội
Ngoài chức năng tiến công mặt đất, những phiên bản Su-22M4K còn có khả năng trinh sát. Trong cuộc tập trận của NATO tại Estonia mới đây, những chiếc Su-22M4K của Ba Lan tham gia với tư cách là máy bay trinh sát đường không.
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội
[ẢNH] Phi đội