[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan

ANTD.VN - Tình hình gia tăng căng thẳng ở Nagorno-Karabakh đã khiến Moskva rơi vào tình thế khó xử nghiêm trọng và phải có bước đi phù hợp nhằm duy trì vị thế cũng như lợi ích của mình.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Theo nhìn nhận của phía Nga, trong cuộc chiến này Ankara công khai đứng sau Baku và họ muốn buộc Điện Kremlin phải lựa chọn giữa Armenia và Azerbaijan.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Trong khi đó vấn đề là lợi ích quốc gia của Nga yêu cầu phải duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng và tốt nhất là giữ vững tình hữu nghị với cả hai quốc gia này.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Moskva cần một đồng minh tại Armenia, nhưng không có nghĩa biến Azerbaijan thành kẻ thù công khai của mình ở Kavkaz. Quan hệ giữa Nga với nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này hiện không hề đơn giản.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Một mặt Baku là đối thủ cạnh tranh với Nga trong lĩnh vực buôn bán hydrocarbon. Do đó, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang coi khí đốt Azerbaijan là giải pháp thay thế trực tiếp cho nguyên liệu thô từ Gazprom.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Đường ống TAP (Trans-Adriatic Pipeline) sẽ cung cấp 8 tỷ m3 khí đốt hàng năm cho Ý, 1 tỷ m3 khác cho Hy Lạp và Bulgaria. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà độc quyền trong nước đã mất tất cả các vị trí của mình, nhường lại cho Azerbaijan, quốc gia đang bơm 6 tỷ m3 thông qua đường ống TANAP.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Có sự cạnh tranh gay gắt đối với dầu được cung cấp cho các thị trường. Đồng thời, Baku rất không hài lòng với Moskva về kết quả của cuộc "chiến tranh dầu mỏ" mùa xuân với Saudi Arabia, vốn đã hạ thấp giá trị "vàng đen".
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Mặt khác, Azerbaijan là khách hàng lớn của vũ khí Nga. Trong những năm gần đây, khối lượng theo hợp đồng ký kết lên tới 5 tỷ USD. Baku mua xe tăng, thiết giáp, hệ thống phòng không, pháo phản lực của Nga, quan tâm đến tiêm kích Su-35 và MiG-35...
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Lưu ý rằng không giống như Armenia, Azerbaijan thanh toán bằng tiền mặt, đồng USD. Trong khi Yerevan, với tư cách là một đồng minh, trả tiền mua vũ khí bằng khoản tín dụng do chính Nga phát hành và khối lượng mua khiêm tốn hơn nhiều.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Ngoài ra cần nhớ rằng cả Armenia và Azerbaijan đều là hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và đều là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Yerevan thích hội nhập với Nga trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á - Âu và Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO, trong khi Baku tập trung hơn vào quân sự và kinh tế khi hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Sẽ không quá lời khi nói rằng tình hình trầm trọng hiện nay ở Nagorno-Karabakh là hệ quả bởi sự hỗ trợ Azerbaijan trực tiếp từ Ankara và gián tiếp từ Tel Aviv.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Còn vài yếu tố quan trọng khác cần xem xét. Một cộng đồng người Azerbaijan lớn sống ở Nga, và một số đại diện của họ có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế trong nước.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Ví dụ trường hợp tiêu biểu là người đứng đầu công ty dầu khí Lukoil - ông Vagit Alekperov và chủ tịch tập đoàn Crocus nắm giữ Araz Agalarov.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Ngoài ra Điện Kremlin rõ ràng đang cảnh giác với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người lên nắm quyền thông qua các cuộc biểu tình trên đường phố. Moskva không thực sự chấp thuận điều này.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev có quan hệ mật thiết hơn nhiều đối với giới cầm quyền Nga. Ông ta nguyên là một Thiếu tá, tốt nghiệp MGIMO, cha của ông ta - Heydar Aliyev đứng đầu KGB của Azerbaijan dưới thời Liên Xô.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Ilham Aliyev cũng có mối liên hệ với Vladimir Putin bởi ông đã nhiều lần trở thành nguyên thủ quốc gia trong các cuộc bầu cử tổng thống và rõ ràng là không vội về hưu.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
Nhìn chung Azerbaijan có tình hình chính trị khá tương đồng với Nga, do đó họ dễ dàng tìm thấy một ngôn ngữ chung hơn nhiều.
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan
[ẢNH] Nước đi khó lường của Nga trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan