[ẢNH] Nga xem nhẹ "sát thủ xe tăng" vừa được Mỹ đưa tới Ukraine

ANTD.VN - Thủy quân lục chiến Mỹ đã điêu động hệ thống tên lửa chống tăng tự hành LAV-AT tới Ukraine, động thái trên khiến Nga tỏ ra đặc biệt quan tâm.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Theo thông báo, phương tiện tác chiến này được lên kế hoạch sử dụng tại một trong những địa điểm thử nghiệm ở phía Nam, trong giai đoạn tích cực của cuộc tập trận chung mang tên Sea Breeze 2021.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) tự hành LAV-AT được phát triển từ cuối thập niên 1980 trên cơ sở xe bọc thép chở quân bánh lốp LAV-25 cấu hình 8 bánh chủ động có độ linh hoạt cao.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Ban đầu tổ hợp được trang bị tên lửa dẫn đường BGM-71 TOW, nhưng sau đó được hiện đại hóa và điều chỉnh để mang piên bản TOW-2 tiên tiến hơn rất nhiều lần với cơ số 2 đạn sẵn sàng phóng.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Tên lửa mới có đầu đạn song song với khả năng xuyên giáp được cải thiện và đủ khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 3,75 km. Hệ thống quan sát với kính ngắm ảnh nhiệt cho phép sử dụng vũ khí vào ban đêm một cách tin cậy.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Kíp chiến đấu của LAV-AT bao gồm 4 người: chỉ huy, xạ thủ - vận hành, lái xe và nạp đạn. Vũ khí phụ bao gồm 1 súng máy 7,62 mm với cơ số đạn 1.000 viên, ngoài ra trên xe còn có 8 ống phóng đạn khói ngụy trang.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Tổng trọng lượng chiến đấu của xe thiết giáp chống tăng LAV-AT ở mức 12.260 kg, trang bị động cơ diesel công suất 275 mã lực, tốc độ tối đa là 100 km/h, dự trữ nhiên liệu cung cấp tầm hoạt động 660 km.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, LAV-AT ở thời điểm hiện tại bị coi là phương tiện tác chiến khá lạc hậu, vỏ giáp chưa đủ khả năng bảo vệ an toàn cho binh sĩ bên trong, đặc biệt là trước tác động của bom mìn.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Không chỉ có vậy, tên lửa TOW-2 mặc dù tiên tiến hơn TOW đời đầu nhưng cũng rất khó phát huy tính năng tác dụng trên chiến trường hiện đại vì công nghệ về cơ bản đã rất lạc hậu.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Đây là loại tên lửa điều khiển thông qua dây dẫn, yêu cầu xạ thủ phải lái đạn trong toàn quá trình bay cho tới khi chạm mục tiêu thông qua bám chùm laser, nó chưa có chức năng “bắn và quên” như tên lửa chống tăng thế hệ 3.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Rủi ro đối với LAV-AT là rất lớn khi hiện nay xe tăng hiện đại đều có cảm biến bị chiếu laser rất nhạy, sẽ ngay lập tức phát hiện mình đang bị nhắm bắn và tự động xác định nguồn phát xạ để tiêu diệt.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Với vận tốc tương đối thấp (chỉ khoảng hơn 200 m/s) của tên lửa TOW-2, nếu bị xe tăng đối phương phản kích bằng đạn xuyên cao tốc (vận tốc khoảng 1.800 m/s) thì kíp chiến đấu của LAV-AT sẽ không thể chống đỡ.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Tuy nhiên sau khi xe tăng M1 Abrams ngừng hoạt động hoàn toàn và bị loại khỏi đội hình, Thủy quân lục chiến Mỹ không còn phương tiện mặt đất tự hành nào có khả năng chống lại xe bọc thép, ngoại trừ những tổ hợp ATGM này.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Hiện tại Quân đội Mỹ đang sử dụng xe thiết giáp chống tăng M1134 ATGM dựa trên khung gầm thiết giáp Stryker, mặc dù khung cơ sở tốt hơn LAV-AT nhưng cơ bản vũ khí vẫn không có gì khác biệt.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
Trong tương lai, có thể phương tiện các phương tiện tác chiến loại này sẽ được bổ sung sức mạnh thông qua tên lửa FGM-148 Javelin, khi đó nó mới thực sự đáng sợ.
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ
[ẢNH] Nga xem nhẹ