[ẢNH] Nga "giật mình" khi Mỹ tái trang bị hàng loạt Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân

ANTD.VN - Các tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân dự kiến sẽ sớm xuất hiện trở lại trên chiến hạm Mỹ cũng như tại đất liền sát biên giới Nga.
[ẢNH] Nga
Các lãnh đạo Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với lập trường cứng rắn từ những nhà lập pháp nước này, liên quan đến yêu cầu Hải quân Mỹ phải nhanh chóng phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên biển (SLCM-N).
[ẢNH] Nga
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, các tàu chiến Mỹ chỉ mang vũ khí thông thường kể từ khi phiên bản hạt nhân của tên lửa Tomahawk (TLAM-N) được rút khỏi kho vũ khí của hải quân vào đầu những năm 1990.
[ẢNH] Nga
Trong khi dự án SLCM-N đang đối mặt với nhiều khó khăn, khả năng rất cao là tên lửa TLAM-N sẽ hiện diện trở lại trên các tàu mặt nước cũng như tàu ngầm của Hải quân Mỹ, nhất là khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp với căng thẳng lên cao giữa những cường quốc.
[ẢNH] Nga
Trở ngại lớn nhất đối với Mỹ nếu đưa TLAM-N trở lại biên chế đó là chiến hạm của họ sẽ không thể cập cảng nước ngoài, khi nhiều quốc gia cấm chuyến thăm của những tàu hải quân mang theo vũ khí hạt nhân.
[ẢNH] Nga
Tuy vậy diễn biến trên vẫn khiến các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc cảm thấy đặc biệt lo lắng, bởi gần như tất cả tàu chiến của Hải quân Mỹ hiện đều có khả năng mang theo vũ khí này.
[ẢNH] Nga
So sánh với phiên bản Tomahawk thông thường thì TLAM-N ngoài sở hữu sức công phá lớn của đầu đạn hạt nhân còn có tầm bắn xa hơn đáng kể, lên tới 2.500 km, khiến phương tiện mang phóng có thể tung đòn tấn công từ rất xa.
[ẢNH] Nga
Chưa dừng lại đây, Mỹ còn đang khiến Nga cảm thấy vô cùng lo lắng với ý định sớm tái triển khai phiên bản trên bộ mang đầu đạn hạt nhân của tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng.
[ẢNH] Nga
Theo giới thiệu, BGM-109G Gryphon là phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình Tomahawk, nó được thiết kế với mục đích phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner (SS-20 Saber) của Liên Xô.
[ẢNH] Nga
Đạn tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon có chiều dài 5,56 m; đường kính thân 0,52 m; trọng lượng phóng 1.200 kg. Biến thể này triển khai từ xe mang phóng tự hành М818 với 4 tên lửa nằm trong container ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
[ẢNH] Nga
Tên lửa được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, đương lượng nổ lên tới 150 kT. BGM-109G Gryphon sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn F107-WR-400, cho tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km.
[ẢNH] Nga
Nhờ hệ thống dẫn đường INS/TERCOM trên cơ sở so sánh sai lệch giữa địa hình với dữ liệu được nạp trong bộ nhớ máy tính của tên lửa mà độ sai lệch của Gryphon chỉ vào khoảng 30 - 35 m.
[ẢNH] Nga
BGM-109G từng được triển khai ở Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức và Italia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng do hiệu lực của Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) mà Gryphon đã bị rút khỏi biên chế của Quân đội Mỹ từ năm 1991.
[ẢNH] Nga
Nhưng hiện nay khi Hiệp ước INF đã mất hiệu lực chính là "chất xúc tác" để Mỹ đưa Gryphon trở lại trang bị, Washington cho rằng đây là bước đi đối xứng với việc Nga triển khai hàng loạt tên lửa Iskander-M/K tại Kaliningrad.
[ẢNH] Nga
Ngoài phiên bản trên xe mang phóng tự hành, BGM-109G Gryphon hoàn toàn có thể triển khai từ bệ phóng cố định Mk 41 thuộc tổ hợp "Aegis trên cạn" mà Mỹ đang bố trí khắp Đông Âu, đây cũng là điều khiến Nga cảm thấy rất lo ngại.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga