[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân

ANTD.VN -  Thủ tướng Mali cáo buộc Pháp “bỏ rơi giữa chừng”, khiến họ buộc phải tiếp cận nhà thầu quân sự tư nhân của Nga. Chính thỏa thuận liên quan đến lính đánh thuê này khiến châu Âu phản ứng “dằn mặt” Matxcơva, mặc dù Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã bác bỏ những cáo buộc có liên quan.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Thủ tướng Choguel Kokalla Maiga cho biết, Mali hoàn toàn ngỡ ngàng trước việc Pháp quyết định rút quân khỏi nước này. Vì thế, họ phải tranh thủ sự giúp đỡ của những người khác để “lấp đầy khoảng trống”.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
“Chiến dịch Barkhane kết thúc đặt Mali vào tình huống phần nào đó giống như chúng tôi đã bị đồng đội bỏ rơi giữa chừng”, ông Maiga phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 25-9-2021.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Barkhane, một chiến dịch quân sự do Pháp dẫn đầu chống lại lực lượng nổi dậy Hồi giáo ở Mali bắt đầu vào năm 2014 sẽ kết thúc vào đầu năm sau 2022.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 7-2021 thông báo rằng, chiến dịch sẽ kết thúc “một cách có trật tự”.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Tuy nhiên, Thủ tướng Mali phát biểu công khai rằng, Pháp đã giữ kín về ý định của mình và đưa ra quyết định mà không cần tham vấn trước với nhà chức trách Mali.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
“Việc rút chiến dịch Barkhane hoàn toàn đơn phương và không tính đến mối liên kết ba bên, bao gồm Liên hợp quốc, Mali với tư cách là đối tác của Pháp trong việc chống lại các yếu tố gây bất ổn”, ông Maiga nói.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Thủ tướng Mali lưu ý rằng, tình hình an ninh của nước này “hầu như không được cải thiện” kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2012, bất chấp sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lực lượng quốc tế, bao gồm cả quân đội Pháp
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Bởi thế, Mali đã phải nhờ đến các bên thứ ba để được hỗ trợ. Quốc gia này hiện đang tìm cách tuyển 1.000 lính đánh thuê tư nhân từ Tập đoàn Wagner có trụ sở tại Nga.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov xác nhận trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 26-9 rằng chính quyền Mali đang đàm phán một thỏa thuận với một công ty an ninh tư nhân có trụ sở tại Nga.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Trước đó, thông tin về thỏa thuận này đã dẫn đến phản ứng dữ dội từ phương Tây. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell đã thẳng thừng nói với Ngoại trưởng Nga Lavrov rằng hãy tránh xa châu Phi, lục địa đó là “của chúng tôi”.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ những cáo buộc về sự can dự của chính phủ Nga. Ông Lavrov nói rằng, Điện Kremlin “không liên quan gì” đến thỏa thuận của chính phủ Mali và nhà thầu Wagner.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Ông Lavrov cho rằng, cảnh báo của EU là “sự xúc phạm sâu sắc”, nhưng Ngoại trưởng Nga lập luận rằng Matxcơva và châu Âu nên tăng cường nỗ lực phối hợp để giúp khu vực Sahel thoát khỏi tình trạng hỗn loạn.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm rằng, Nga đã và đang cung cấp hỗ trợ dưới hình thức “khí tài quân sự” và ngoại giao cho Malia, thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Tập đoàn Wagner đã trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây, sau khi cung cấp dịch vụ lính đánh thuê ở Syria và một số quốc gia châu Phi.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Nhóm này cũng đã thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, an ninh và chống khủng bố ở Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Madagascar, Mozambique và Libya.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
Trong khi công việc của họ ở châu Phi được Washington mô tả là “ảnh hưởng xấu”, thì các công ty tương tự của Mỹ và Anh - trong số đó có Academi, Aegis và G4S - đã được Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA ký hợp đồng để thực hiện công việc liên quan đến quân sự ở nước ngoài.
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân
[Ảnh] Nga-EU căng thẳng quanh việc Mali đàm phán với lính đánh thuê tư nhân