[ẢNH] Mỹ có thể cấp "sát thủ săn ngầm" P-3C cho Philippines

ANTD.VN - Quân đội Philippines đang đề xuất Mỹ cung cấp máy bay tuần tra săn ngầm P-3C cho nước này sử dụng tại biển Đông. Giới quan sát nhận định, có trong tay loại vũ khí này, sức mạnh của hải quân Philippines sẽ được nâng lên đáng kể.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, sẽ sớm gửi Washington đề nghị chính thức đặt mua loại máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
"Chỉ cần có sở hữu một chiếc P3-Orion thôi cũng là điều tốt rồi. Miễn là nó có đủ các trang thiết bị, nếu không thì nó chỉ còn là một máy bay vận chuyển. Chúng tôi sẽ tìm cách mua một hay hai chiếc", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana chia sẻ đồng thời nhận định P3-Orion sẽ góp phần nâng cao năng lực giám sát của Philippines trong khu vực.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Theo đánh giá tạp chí The National Interest, khả năng tuần tra trên biển của Philippines hiện còn gặp nhiều hạn chế.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Đến nay, Hải quân Phillipines chỉ có năm máy bay tuần tra TC-90 với phạm vi hoạt động khoảng 2.000km được Nhật Bản viện trợ vào năm 2017 và 2018. So sánh với phạm vi hoạt động lên đến gần 4.00km của máy bay P-3C, rõ ràng tàu tuần tra của Mỹ sẽ là một nâng cấp đáng kể cho Philippines.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Giới quan sát cho rằng Mỹ có thể cung cấp sát thủ săn ngầm P-3C này cho Philippines để thắt chặt mối quan hệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước có nhiều bất đồng trong thời gian vừa qua.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Mỹ vẫn đang cố gắng duy trì tự do hàng hải trên biển Đông và lên án mọi hành vi độc chiếm vùng biển này.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Cùng với việc tuần tra tại biển Đông, Mỹ cũng đang đẩy mạnh việc cung cấp thêm khí tài cho các nước đồng minh, đặc biệt là các quốc gia xung quanh vùng biển này.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Philippines từng có truyền thống sử dụng vũ khí từ Mỹ, việc đề nghị Mỹ tiếp tục cung cấp máy bay tuần tra săn ngầm P-3C sẽ giúp nước này hiện đại hóa quân đội đặc biệt là hải quân. P-3C là máy bay tuần tra, giám sát hàng hải và săn ngầm sử dụng 4 động cơ cánh quạt, đây là biến thể mới nhất được phát triển từ P-3.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Máy bay P-3 cất cánh lần đầu tháng 11-1959. Loại máy bay này là niềm tự hào của không quân hải quân Mỹ và là nỗi khiếp sợ của tàu ngầm các nước.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
757 mẫu phi cơ loại này đã được chế tạo với nhiều phiên bản cải tiến, giúp nó duy trì vị thế trong quân đội hàng chục quốc gia.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Máy bay có 10 giá treo dưới cánh, cho phép nó tăng cường các thiết bị tuần tra, giám sát hoặc vũ trang.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Cụ thể các giá treo có khả năng mang tên lửa chống hạm, ngư lôi, thủy lôi và các loại bom bao gồm cả bom hạt nhân nổ dưới nước Mk 101 Lulu và bom hạt nhân B57 của Mỹ.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Phần đuôi máy bay gắn thiết bị dò từ tính MAD, giúp phát hiện tàu ngầm di chuyển sâu dưới mặt biển.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Một trong những vũ khí đặc biệt của P-3C là các phao Sono chủ động và thụ động, giúp tăng cường khả năng định vị tàu ngầm của máy bay.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Sau khi rời máy bay, một phần phao Sono sẽ chìm xuống biển và bung ăng ten để nghe ngóng tín hiệu từ tàu địch.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Hai phao chủ động và thụ động giúp xác định chính xác vị trí tàu ngầm đối phương.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
P-3C cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ALQ-78, giúp phát hiện, đánh chặn và định vị tín hiệu của đối phương.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
Ngoài ra thiết bị này cũng có khả năng phân tích nguồn năng lượng bức xạ điện từ phát ra từ radar kiểm soát hỏa lực của địch để xác định nguy hiểm. Giá thành mỗi chiếc P-3C hiện nay rơi vào khoảng 80-90 triệu USD tùy thuộc vào loại trang thiết bị được bổ sung.
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp
[ẢNH] Mỹ có thể cấp