[ẢNH] "Hổ mang chúa" Su-30MKM tung cánh giữa dàn chiến đấu cơ Mỹ tại Biển Đông

ANTD.VN -  Tiêm kích F/A-18 của hải quân Mỹ và Su-30MKM của không quân Malaysia tham gia diễn tập hiệp đồng tác chiến và không chiến tại Biển Đông trong hai ngày 6-7/4.
[ẢNH]
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tổ chức diễn tập với những chiếc Su-30MKM uca3 không quân Malaysia tại Biển Đông ngày 6-7/4, song không công bố địa điểm cụ thể.
[ẢNH]
Những chiếc Su-30MKM cất cánh từ một căn cứ quân sự trên đất liền của Malaysia để tham gia diễn tập chung với tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ ngày 6/4.
[ẢNH]
Tiêm kích F/A-18E của hải quân Mỹ và chiến đấu cơ Su-30MKM do Nga sản xuất cùng F/A-18D trong biên chế không quân Malaysia bay theo đội hình trên biển trong cuộc diễn tập hôm 7/4.
[ẢNH]
Đây là cuộc diễn tập song phương đầu tiên giữa Mỹ và Malaysia trong năm 2021. Hải quân Mỹ cho biết hoạt động giúp làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa hai nước.
[ẢNH]
Trong hai ngày diễn tập, lực lượng Mỹ và Malaysia đã thực hành khoa mục không chiến giữa các loại tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất và hiệp đồng tác chiến trên không.
[ẢNH]
Không quân Malaysia là một trong số ít lực lượng trên thế giới sở hữu đồng thời cả tiêm kích do Mỹ và Nga sản xuất. Việc Malaysia cũng đang sở hững dòng chiến đấu cơ F/A-18 nên không khó trong việc phối hợp với tiêm kích hạm của Mỹ.
[ẢNH]
Malaysia đã mua 18 Su-30MKM vào năm 2003 sau cuộc đấu thầu quốc tế, trong đó đối thủ chính của máy bay Nga là F-16 Fighting Falcon của Mỹ.
[ẢNH]
Hiện nay, Su-30MKM đang được biên chế cho Phi đội 11, Không quân Malaysia tại căn cứ không quân Gong Kedak.
[ẢNH]
Điều làm nên sự cơ động vượt trội so với Su-30MK2 đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.
[ẢNH]
Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống.
[ẢNH]
Sự kết hợp cánh mũi cùng động cơ phụt chỉnh hướng giúp Su-30MKM trở nên vượt trội về tính cơ động, linh hoạt trong các cuộc không chiến.
[ẢNH]
Su-30MKM trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu).
[ẢNH]
Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km. Tính năng của N011M BARS vượt trội hoàn toàn radar N001 VEP trên Su-30MK.
[ẢNH]
Ngoài radar, hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKM có nhiều khác biệt với biến thể Su-30MK trong khu vực.
[ẢNH]
Su-30MKM không hoàn toàn dùng hàng Nga mà pha trộn cả hàng Pháp, Nam Phi gồm: hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước NAVFLIR và thiết bị chỉ thị mục tiêu lade của Pháp; cảm biến cảnh báo tên lửa và cảm biến cảnh báo laser của Nam Phi cung cấp.
[ẢNH]
Về hệ thống vũ khí, Su-30MKM cũng có tải trọng và số giá treo tương tự Su-30MK, cùng với đó là chủng loại vũ khí.
[ẢNH]
Tuy nhiên, Su-30MKM có khả năng mang được thêm “hàng khủng” trong tác chiến không đối không, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối.
[ẢNH]
Và điều đặc biệt là Malaysia đã bẻ khóa thành công Su-30MKM để trang bị bom GBU-12 nhập khẩu từ Mỹ - vũ khí phi tiêu chuẩn trên dòng tiêm kích Nga sản.
[ẢNH]
Đây chính là điều tạo nên sự đặc biệt đầy sức mạnh của phi đội 18 chiếc Su-30MKM của Malaysia.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]