[Ảnh] Hải quân NATO "luyện" khả năng chống tàu ngầm Nga và Trung Quốc

ANTD.VN - Trong tháng 7-2020, hải quân NATO đã tổ chức tập trận Dynamic Mongoose, thử nghiệm khả năng của các loại tàu, tàu ngầm và máy bay của họ trong “săn” tàu ngầm đối phương. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phải cạnh tranh lớn với hải quân Nga và Trung Quốc.
[Ảnh] Hải quân NATO
Trong cuộc tập trận, tàu khu trục USS Roosevelt của Hải quân Mỹ và 4 tàu mặt nước khác thay phiên nhau đi săn và bị săn lùng bởi tàu ngầm tấn công nhanh USS Indiana và 4 tàu ngầm khác ở vùng biển ngoài khơi Iceland.
[Ảnh] Hải quân NATO
“Thật tuyệt vời vì chúng tôi có một khu vực nhỏ hẹp, hạn chế đến mức tàu ngầm và tàu mặt nước buộc phải tương tác với nhau”, Ryan Kendall - chỉ huy trưởng của tàu khu trục USS Roosevelt cho biết
[Ảnh] Hải quân NATO
Cuộc tập trận Dynamic Mongoose cho phép tàu mặt nước và tàu ngầm của Mỹ, Đức, Anh, Canada tập luyện trong điều kiện thực tế trong một thời gian dài. “Thông thường, một kịch bản tập trận kéo dài 2-3 giờ, nhưng lần này chúng tôi thực hiện suốt 12-22 giờ liên tục",chỉ huy Ryan Kendall nói.
[Ảnh] Hải quân NATO
Trong cuộc tập luyện này, đội tàu NATO cho thấy có thể đối phó với biển động, máy bay thực hành neo ở trên cao thời gian dài, và mở rộng hoạt động trong một vùng biển lớn.
[Ảnh] Hải quân NATO
Việc phối hợp giữa tàu với máy bay khá phức tạp, trong khi tàu ngầm đối phương có thể sử dụng môi trường đáy biển phức tạp để ẩn nấp rồi bất ngờ tấn công
[Ảnh] Hải quân NATO
Ngoài ra, phát hiện tàu ngầm bao giờ cũng là nhiệm vụ khó khăn. Kỹ năng đọc máy quét sóng âm phát hiện vị trí tàu ngầm không thể có được trên mô hình máy tính, mà phải xuất phát từ thực tế, sỹ quan chỉ huy Kendall nói.
[Ảnh] Hải quân NATO
Các đội tàu ngầm của Nga và Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, vì thế Hải quân Mỹ đã dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho công tác săn ngầm.
[Ảnh] Hải quân NATO
Nhiệm vụ quan trọng nhất cho những lần tập trận như Dynamic Mongoose là tìm kiếm các tàu ngầm Nga triển khai từ căn cứ của họ ở Bán đảo Kola, nơi Hạm đội phương Bắc hùng mạnh đóng
[Ảnh] Hải quân NATO
Trong Chiến tranh Lạnh, khu vực Greenland-Iceland-Anh là một điểm tiếp giáp quan trọng giữa hạm đội Nga và Đại Tây Dương. Chỉ cần vượt qua được nó, tàu ngầm hạt nhân của Nga có thể lẩn khuất trong lòng Đại Tây Dương để có thể theo dõi tên lửa đạn đạo của Mỹ hoặc đe dọa bờ biển nước này
[Ảnh] Hải quân NATO
Ngoài máy bay săn ngầm hàng đầu thế giới Poseidon-8, Mỹ còn đưa hệ thống máy quét sóng âm AN / SQQ 89 mới lên tất cả các khu trục hạm cũng như các thiết bị không người lái phục vụ cuộc chiến chống tàu ngầm
[Ảnh] Hải quân NATO
Tàu ngầm và máy bay đảm nhận phần lớn nhiệm vụ săn ngầm nhưng Hải quân Mỹ gần đây cũng đã đầu tư nhiều hơn vào tàu mặt nước.
[Ảnh] Hải quân NATO
Các tàu mặt nước hiện cũng là nền tảng phòng thủ tên lửa chính và chịu trách nhiệm cho các hoạt động an ninh hàng hải, nên chống ngầm chỉ là một trong các nhiệm vụ mà chúng phải thực hiện
[Ảnh] Hải quân NATO
Hồi tháng 10-2019, Hạm đội phương Bắc của Nga được cho là đã điều 10 tàu ngầm tới Đại Tây Dương để kiểm tra khả năng phát hiện của NATO và cho thấy nó có thể đe dọa Mỹ.
[Ảnh] Hải quân NATO
“Những chiếc tàu ngầm này thực sự rất khó theo dõi”, Bryan Clark, một thành viên cao cấp tại Học viện Hudson và cựu trợ lý đặc biệt cho người đứng đầu các hoạt động của Hải quân Mỹ nói.
[Ảnh] Hải quân NATO
Bởi vậy, trên thực tế, việc chống chọi lại được tàu ngầm của Nga hay Trung Quốc vẫn sẽ là một thách thức với Mỹ và các đồng minh.
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO
[Ảnh] Hải quân NATO