[ẢNH] "Giương cung" nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám bắn máy bay Nga tại Syria

ANTD.VN -  Thổ Nhĩ Kỳ vừa quyết định triển khai thêm hệ thống phòng thủ tầm thấp ATILGAN PMADS do Mỹ sản xuất vào chiến trường Syria. Đây là động thái đáng được cho là nhằm đề phòng liên quân Nga-Syria tấn công vào nhóm phiến quân do Ankara hậu thuẫn.
[ẢNH]
Xe tăng M60 Sabra MK II, pháo tự hành T-155 Fırtına và hệ thống phòng không ATILGAN của Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến nhanh vào vị trí gần thị trấn Maratah ở vùng nông thôn phía tây nam Idlib, nơi lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (SNA) được Ankara hậu thuẫn đang hiện diện.
[ẢNH]
Ankara tuyên bố rằng sẽ bắn hạ bất kỳ chiếc máy bay nào gây nguy hiểm cho quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng được nước này hậu thuẫn tại Idlib.
[ẢNH]
"Quân Nga thường tổ chức tấn công quy mô lớn vào mùa đông. Vì vậy tăng cường lực lượng và vũ khí mạnh rất cần thiết vào thời điểm này. Chúng tôi cùng lực lượng Thổ đang tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần thiết", một chỉ huy của SNA nói.
[ẢNH]
Tuy vậy giới quan sát cho rằng sẽ rất khó có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ lại bắn thẳng vào máy bay Nga trong bối cảnh hiện tại.
[ẢNH]
Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều có những bước đi ủng hộ tối đa nguồn lực cho các cánh quân thân mình, nhưng việc hai quốc gia trực tiếp đối đầu sẽ là điều khó xảy ra, bởi trong tình huống này sẽ không ai có lợi.
[ẢNH]
Dù vẫn nhiệt tình giúp Syria, nhưng việc chiến tranh kéo dài trong khi cục diện vẫn không mấy thay đổi theo chiều hướng tốt cho chính phủ Syria khiến Nga ít nhiều mệt mỏi.
[ẢNH]
Việc đụng độ trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng khiến gánh nặng chiến phí gia tăng, đồng thời địa chính trị sẽ thay đổi theo hướng không tốt cho Moscow.
[ẢNH]
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không dám phiêu lưu với một "ông lớn" có sức mạnh lớn như Nga trong bối cảnh Ankara đang có nhiều bất đồng với Mỹ và một số nước thành viên NATO.
[ẢNH]
Vì thế, có lẽ sự triển khai hàng loạt khí tài trong đó có cả tên lửa phòng không là đòn gây thanh thế hơn là việc sẽ sử dụng chúng trong thực tế tại chiến trường Syria của Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
Hệ thống phòng thủ ATILGAN PMADS là sự kết hợp từ tên lửa phòng không vác vai Stinger và xe bọc thép M113.
[ẢNH]
Sự kết hợp này tạo nên một thứ vũ khí đáng sợ đối với trực thăng tấn công và cường kích tấn công mặt đất.
[ẢNH]
Mỗi hệ thống ATILGAN PMADS chứa 8 tên lửa Stinger, chúng luôn cơ động thay đổi vị trí liên tục trên chiến trường để khóa bắn mục tiêu.
[ẢNH]
Ngoài tên lửa phòng không ra hệ thống này còn được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7mm để tự vệ trong trường hợp cần thiết.
[ẢNH]
Súng máy cỡ nòng 12,7mm được bố trí ở cụm trung tâm của hai cụm ống phóng tên lửa Stinger.
[ẢNH]
Stinger là loại tên lửa phòng không vác vai không mấy xa lạ, chúng từng là nỗi ám ảnh cho không quân Liên Xô tại chiến trường Afghanistan.
[ẢNH]
Đã có hàng trăm chiếc máy bay Liên Xô bị bắn hạ bởi loại tên lửa này tại chiến trường Afghanistan.
[ẢNH]
Tên lửa FIM-92 Stinger có chiều dài 1,52 m, đường kính 70 mm, trọng lượng phóng 15,2 kg. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng hồng ngoại thụ động 2 chế độ, cho phép đối phó hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu hồng ngoại.
[ẢNH]
FIM-92 có tầm bắn hiệu quả từ 0,4-4,8 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa từ 180-3.800 m.
[ẢNH]
Tên lửa sử dụng đầu nổ nặng 3 kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy. Với việc xuất hiện hệ thống phòng thủ này tại Syria, không quân Syria sẽ cần cảnh giác cao độ hơn.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]