[ẢNH] Dùng "3 ngón tay thần chết" đe dọa Nga, liệu Ukraine có quá liều lĩnh?

ANTD.VN - Ukraine quyết định khóa một phần không phận trên Biển Đen, khu vực sát Crimea để tiến hành tập trận phòng không. Được biết trong số các hệ thống được đem ra sử dụng lần này có cả hệ thống phòng thủ tầm trung Buk-M1.

[ẢNH] Dùng
Ukraine sẽ đóng cửa không phận khu vực ngoài khơi Kherson từ ngày 31-10 cho đến 4-11 để tổ chức cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật. Đây là động thái mới nhất của Kiev nhằm gửi thông điệp rắn tới Nga.
[ẢNH] Dùng
Tham gia cuộc tập trận phòng không chiến thuật có sự tham gia của các vũ khí S-300PT, S-300PS, S-300V1, Buk-M1 và S-125-2D1.
[ẢNH] Dùng
"Tất cả những hệ thống tên lửa phòng không này sẽ tham gia bắn đạn thật và tiêu diệt mục tiêu ở nhiều khoảng cách và độ cao khác nhau để kiểm tra khả năng chiến đấu của vũ khí. Cuộc tập trận được thực hiện từ bãi thử Yagorlyk", Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong tuyên bố hôm 29-10.
[ẢNH] Dùng
Buk-M1 là một trong những hệ thống đánh chặn đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.
[ẢNH] Dùng
Buk-M1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành tiên tiến được phát triển bởi Liên Xô, chính thức ra đời vào năm 1984.
[ẢNH] Dùng
Phiên bản Buk-M1 được phát triển dựa trên hệ thống Buk bắt đầu được chế tạo vào đầu những năm 1970.
[ẢNH] Dùng
Trong khi đó tiền thân của Buk lại là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 2K12 Kub (SA-6 Gainful).
[ẢNH] Dùng
Buk-M1 được thiết kế với vai trò hệ thống phòng không chiến thuật chiến trường chuyên đi theo bảo vệ đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới. Tổ hợp này đã lập nên vô số chiến công tại chiến trường Trung Đông.
[ẢNH] Dùng
Hệ thống này được trang bị đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1 sử dụng ăng ten mảng pha, các thành phần đặt trên xe tự hành bánh xích mới GM-567M có tính năng vượt trội so với các phiên bản phòng không trước đây của Liên Xô.
[ẢNH] Dùng
Tổ hợp Buk-M1 trang bị đài chỉ huy 9S470M1 hoàn toàn mới, giữ vai trò trung tâm, điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác, đồng thời theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả sau khi tên lửa được phóng đi.
[ẢNH] Dùng
Xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) 9A310M1 của Buk-M1 sử dụng radar dẫn đường và nhận dạng mục tiêu nâng cấp, giúp tăng cự ly hoạt động thêm 25 - 30% so với phiên bản tiền nhiệm.
[ẢNH] Dùng
Xác suất nhận dạng chính xác các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo của Buk-M1 được tăng lên 60%.
[ẢNH] Dùng
Khả năng chống nhiễu của radar trên xe mang phóng cao gấp 2 lần so với loại lắp trên TELAR 9A310 của Buk cơ bản.
[ẢNH] Dùng
Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk.
[ẢNH] Dùng
Cho đến hiện tại, đây vẫn là một trong số những hệ thống phòng không tầm trung đáng gờm.
[ẢNH] Dùng
Tuy vậy giới chuyên gia cho rằng, Buk-M1 sẽ không thể làm khó được Nga.
[ẢNH] Dùng
Thứ nhất Nga cũng đang có rất nhiều hệ thống này, vì vậy ưu nhược điểm của chúng đều được Moscow nắm bắt.
[ẢNH] Dùng
Thứ hai Nga cũng đang có các hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh, vì vậy họ có thể dễ dàng gây nhiễu hệ thống đánh chặn Buk-M1 vốn ra đời đã lâu.
[ẢNH] Dùng
Chính vì vậy, việc Ukraine dùng hệ thống tên lửa Buk-M1 tập trận thị uy sát bán đảo Crimea không tạo ra được nhiều thông điệp đối với Nga.
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng
[ẢNH] Dùng