[ẢNH] "Đôi cánh ma thuật" Su-22 Syria, chiến công và khúc bi tráng bị bắn hạ

ANTD.VN - Su-22 là một trong những máy bay mạnh nhất của không quân Syria hiện nay. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tấn công phiến quân khủng bố cũng như lực lượng đối lập, tuy nhiên loại máy bay này cũng thường xuyên bị bắn rơi.
[ẢNH]
Ngoài những tổn thất từ phía phiến quân bắn hạ, không quân Syria còn chịu tổn thất loại máy bay này từ phía Mỹ và Israel bắn hạ.
[ẢNH]
"Quân đội Israel đã theo dõi một cường kích Sukhoi của Syria. Nó xâm nhập khoảng hai km vào không phận Israel, trước khi bị đánh chặn bởi hai tên lửa phòng không Patriot", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Israel Jonathan Conricus hôm nay cho biết.
[ẢNH]
Tel Aviv khẳng định phi cơ của Damascus đã bay vào khu vực trên cao nguyên Golan. "Máy bay trúng đạn và rơi xuống lãnh thổ Syria. Chúng tôi không có thông tin về các phi công điều khiển, tôi chưa nhận báo cáo về việc phát hiện dù thoát hiểm, cũng không biết liệu tổ lái được giải cứu hay chưa", phát ngôn viên Conricus tuyên bố.
[ẢNH]
Bộ Quốc phòng Syria cáo buộc quân đội Israel đã cố tình nhắm bắn cường kích khi nó đang hoạt động trong không phận Syria.
[ẢNH]
"Israel cho thấy nỗ lực hỗ trợ các nhóm khủng bố bằng việc tấn công chiến đấu cơ đang làm nhiệm vụ không kích trên bầu trời Syria", hãng thông tấn Syria SANA tuyên bố.
[ẢNH]
Những ngày gần đây, quân đội chính phủ Syria và các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đang đẩy mạnh chiến dịch nhằm vào các khu vực do phiến quân đối lập kiểm soát ở phía nam, giáp với biên giới Israel và Jordan, nơi Nga và Mỹ đã nhất trí thiết lập các vùng giảm căng thẳng vào năm 2017.
[ẢNH]
Căng thẳng giữa Tel Aviv và Damascus vẫn ở mức cao sau hàng loạt vụ không kích nhằm vào lực lượng Iran đóng trên lãnh thổ Syria.
[ẢNH]
Phía Syria sau khi chỉ bắn cảnh cáo, họ đã bắn thẳng vào máy bay Israel làm ít nhất một chiếc F-16 bị bốc cháy.
[ẢNH]
Phía Israel cũng tăng cường các cuộc không kích, bên cạnh việc họ cũng bố trí các hệ thống phòng không để đánh chặn đạn pháo, đạn rocket và cả chiến đấu cơ Syria.
[ẢNH]
Hành động bắn hạ chiến đấu cơ Su-22 được coi là động thái mới nhất trong việc gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia Trung Đông này.
[ẢNH]
Su-22 là định danh xuất khẩu của cường kích Su-17 nổi tiếng mà Liên Xô phát triển.
[ẢNH]
Không quân Syria từng có tới 28 chiếc máy bay Su-22, trong số này chiếm thành phần lớn là biến thể Su-22M4. Đây là biến thể cuối cùng được sản xuất của dòng máy bay cường kích này.
[ẢNH]
Binh sĩ Syria đang lắp bom lên máy bay Su-22.
[ẢNH]
Su-22 được Liên Xô trang bị cho kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.
[ẢNH]
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn.
[ẢNH]
Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
[ẢNH]
Máy bay cường kích Su-22 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
[ẢNH]
Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22M4 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
[ẢNH]
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 có thể mang được bom, rocket.
[ẢNH]
Các loại vũ khí có điều khiển trang bị trên Su-22M4 gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng laser, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
[ẢNH]
Ngoài ra, máy bay Su-22M4M4 trang bị hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE và được bổ sung các khe nạp không khí để tăng khả năng làm mát động cơ.
[ẢNH]
Nhiều máy bay Su-22M4M4 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.
[ẢNH]
Trong cuộc chiến tại Syria, Su-22 đóng vai trò chủ lực của không quân nước này để tấn công vào nhóm phiến quân khủng bố cũng như lực lượng đối lập.
[ẢNH]
Chính vai trò của Su-22 đã đóng góp vai trò không nhỏ cho chiến thắng của quân đội Syria trước khủng bố IS tại Deir Ezzor, cũng như nhóm thánh chiến tại Đông Ghouta...
[ẢNH]
Tuy vậy đây cũng là loại máy bay chịu nhiều tổn thất trước các hỏa lực của đối phương.
[ẢNH]
Hiện không quân Syria chỉ còn khoảng 10 chiếc Su-24 hoạt động trong khi cuộc chiến tại vẫn tiếp tục diễn ra khốc liệt. Tổn thất vừa rồi là khúc bi tráng viết tiếp lên cho trang sử hoạt động của không quân nước này kể từ khi cuộc nội chiến diễn ra vào năm 2011.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]